Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ngành sữa cũng bối rối cách ghi xuất xứ "made in Vietnam"

Thị trường 24h

25/09/2019 16:21

Sáng 25/9, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội thảo xin ý kiến về dự thảo quy định cách xác định sản phẩm của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam.

Tại Hội thảo xin ý kiến về dự thảo quy định cách xác định nguồn gốc sản phẩm, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, nguyên tắc xác định hàng hoá của Việt Nam dựa trên hai trường hợp: Hàng hoá có xuất xứ thuần tuý hoặc được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam và hàng hoá có xuất xứ không thuần tuý hoặc không được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam nhưng trải qua công đoạn gia công sản xuất hàng hoá cuối cùng diễn ra tại Việt nam. Tuy nhiên, công đoạn này phải tạo ra chuyển đổi cơ bản cho hàng hoá, sản phẩm, vượt qua giai đoạn gia công đơn giản.

Ông Trần Quang Trung, Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam đã nêu kiến nghị và thắc mắc về Dự thảo Thông tư quy định về hàng hoá “made in Vietnam”, ông Trung cho biết, với mặt hàng sữa bột cho trẻ em, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu cả sữa bột, vitamin nhưng công thức để phối trộn sữa dinh dưỡng phù hợp với trẻ em Việt Nam là chất xám của doanh nghiệp. 

"Như vậy, nhiều trường hợp sữa bột nếu tính theo giá trị gia tăng thì không đạt tỷ lệ sản xuất trong nước trên 30% nhưng sản xuất khâu cuối cùng ở Việt Nam thì sẽ ghi xuất xứ như thế nào, nếu ghi xuất xứ New Zealand hay xuất xứ Mỹ có coi là gian lận hay không?", ông Trung đặt vấn đề.

Bên cạnh đó, ông Trung cũng đặt vấn đề về trường hợp doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trang trại nuôi bò sữa ở Lào, Campuchia, hệ thống quản lý, nhân lực đều là người Việt Nam nhưng sử dụng đồng cỏ của quốc gia khác và chỉ mất khoảng vài giờ xe chạy để đưa sữa về Việt Nam thì sữa tươi đó ghi xuất xứ như thế nào.

Hội thảo xin ý kiến về dự thảo quy định cách xác định sản phẩm của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam được diễn ra vào sáng nay.
Hội thảo xin ý kiến về dự thảo quy định cách xác định sản phẩm của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam được diễn ra vào sáng nay.

Trả lời những thắc mắc được đưa ra bởi Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết, trong trường hợp không xác nhận xuất xứ tại nước nào thì doanh nghiệp sẽ ghi là xuất xứ bởi doanh nghiệp.

"Trong rất nhiều trường hợp không xác định nổi xuất xứ tại quốc gia nào thì nên mở rộng cách ghi", Thứ trưởng Khánh trả lời.

Thứ trưởng cũng cho biết thêm, với những trường hợp giá trị sản xuất nội địa nhỏ hơn 30% thì áp dụng theo Nghị định 43, Nghị định này cho phép doanh nghiệp tự ghi nước xuất xứ, miễn là trung thực nhưng không được ghi sản xuất tại Việt Nam.

Đồng thời, trả lời thắc mắc về vấn đề xuất xứ đối với sản phẩm sữa, ông Khánh cho biết, dường như quy tắc xuất xứ dựa theo trường hợp xuất xứ thuần tuý, đó là chỉ khi nào sữa tươi, sữa bột sản xuất thu được trên lãnh thổ Việt Nam thì mới được coi là hàng hoá Việt Nam. Còn nếu nhập khẩu nguyên liệu về và giá trị gia tăng không vượt 30% thì tốt nhất ghi xuất xứ theo Nghị định 43. Nếu như sau này được mở rộng ra có thể ghi "Chế biến tại Việt Nam".  

Còn về vấn đề hàm lượng chất xám, Thứ trưởng Khánh cũng cho biết, với việc đăng ký bản quyền, chủ sở hữu trí tuệ có thể tính xem giá trị của hàm lượng chất xám, cần chứng minh công thức phối trộn ra sản phẩm sữa đắt tiền. 

Để làm rõ thêm về quy định liên quan đến mặt hàng sữa, đại diện Ban soạn thảo dự thảo Thông tư về quy tắc xuất xứ, Bộ Công Thương đưa ra hai trường hợp với sữa tươi và sữa bột, sữa tươi sẽ thực hiện quy tắc xuất xứ thuần tuý còn với sữa bột nếu nguyên liệu nhập khẩu về Việt Nam thì quy tắc với mặt hàng này là hàm lượng giá trị gia tăng VAC (Value Added Content) 30% hoặc chuyển đổi mã HS.

Như vậy, nếu đạt được một trong hai trường hợp giá trị gia tăng của sản phẩm sữa so với nguyên liệu đạt trên 30% hoặc chuyển đổi mã HS 6 số thì sản phẩm đó sẽ được ghi xuất xứ Việt Nam.

TRÚC BÌNH (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement