Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ngành sầu riêng Thái Lan lo bị Việt Nam giành thị phần ở Trung Quốc

Cơ hội giao thương

22/11/2022 09:30

Bà Busaba Nakpipat, một nông dân Thái Lan đã có hơn 3 thập kỷ gắn bó với công việc trồng sầu riêng, chia sẻ việc Việt Nam bắt đầu xuất khẩu loại quả nhiệt đới này sang quốc gia láng giềng đồng nghĩa với “cánh cửa” cho nông sản Bangkok đang thu hẹp dần.

Theo SCMP, bà Busaba Nakpipat đã trồng sầu riêng hơn 30 năm và có thời điểm hoàn toàn xuất khẩu sang Trung Quốc. Với việc Việt Nam nằm gần Trung Quốc hơn và theo đánh giá của Nakpipat, sầu riêng Việt Nam có sự kiểm soát chất lượng tốt hơn, Thái Lan cuối cùng có thể bị tụt lại phía sau.

Bà đã đến thăm Việt Nam vào tháng 9 và chứng kiến nhiều vườn sầu riêng mà bà cho biết đang mở rộng với tốc độ vượt xa mong đợi của bà. "Việt Nam không trồng nhiều sầu riêng như Thái Lan nhưng không ngừng cải thiện. Có rất nhiều cơ hội cho ngành sầu riêng phát triển ở Việt Nam, trong khi ở Thái Lan, mọi người đang cạnh tranh với nhau", bà nói.

Thái Lan, nước sản xuất sầu riêng lớn nhất thế giới, là nhà cung cấp sầu riêng cho Trung Quốc gần như không có đối thủ kể từ ít nhất là đầu những năm thập niên 2000. Năm 2021, xuất khẩu sầu riêng của Thái Lan sang Trung Quốc tăng kỷ lục 68%, lên mức 875.000 tấn.

Ngành sầu riêng Thái Lan lo ngại bị Việt Nam 'vượt mặt'   - Ảnh 1.

Nông dân Thái Lan đang thu hoạch sầu riêng. Ảnh: SCMP

Từ tháng 2 đến tháng 6 năm nay, Thái Lan đã đưa hơn nửa triệu tấn đến thị trường Trung Quốc với mức giá cạnh tranh. Sự gia tăng xuất khẩu báo hiệu rằng người tiêu dùng Trung Quốc đã phản ứng tích cực đối với sầu riêng Thái Lan, bất chấp các quy định phòng chống COVID-19 nghiêm ngặt ở Trung Quốc, khiến các lô sầu riêng bị mắc kẹt ở biên giới trong hai tuần hoặc tối đa 30 ngày, làm ảnh hưởng chất lượng của chúng.

Việt Nam và các nước xuất khẩu sầu riêng Đông Nam Á khác đã đàm phán xuất khẩu với Trung Quốc trong những năm gần đây, Aat Pisanwanich, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thương mại quốc tế của Đại học Phòng Thương mại Thái Lan, cho biết. Việt Nam đã nhanh chóng vươn lên trở thành đối tác thương mại trái cây lớn của Trung Quốc nhờ vào mạng lưới hậu cần và vị trí gần gũi.

Trong quí III năm nay, kim ngạch ngoại thương của Sùng Tả, thành phố của Trung Quốc có đường biên giới với Việt Nam và là trung tâm xuất nhập khẩu trái cây qua biên giới của Trung Quốc, đã tăng 50%, lên mức 78 tỷ nhân dân tệ (11 tỷ USD), theo Tân Hoa Xã.

Ngành sầu riêng Thái Lan lo ngại bị Việt Nam 'vượt mặt'   - Ảnh 2.

Thái Lan từng là quốc gia duy nhất được phép xuất khẩu sầu riêng tươi sang Trung Quốc. Ảnh: AFP

Chuyên gia học thuật và nông nghiệp Thái Lan Sakda Sinives cho biết, người trồng trọt của Việt Nam có lợi thế vì họ có đủ khả năng để hái sầu riêng để xuất khẩu muộn hơn ở Thái Lan, vì các chuyến hàng Việt Nam mất ít thời gian hơn để đến Trung Quốc.

Ông nói: "Ngay cả khi không có sự khác biệt rõ ràng về hương vị, thì trái sầu riêng chín hơn từ Việt Nam sẽ dần được người mua ở Trung Quốc định giá cao hơn, trong khi giá sầu riêng từ Thái Lan sẽ giảm".

Các vấn đề cạnh tranh gay gắt - cả khu vực và trong nước - kiểm soát chất lượng, tham nhũng và chi phí từ lâu đã bị gạt sang một bên khi trái cây hôi thối của Thái Lan thống trị thị trường Trung Quốc. Nhưng việc Việt Nam gia nhập thị trường 1,4 tỷ người tiêu dùng đã khiến người trồng trọt Thái Lan gặp khó khăn.

Trong khi đó, ông Lan Wootichai Kunjet, Chủ tịch Hiệp hội Sầu riêng Thái Lan Wootichai Kunjet cho biết, vụ thu hoạch sầu riêng của Việt Nam là từ tháng 6 đến tháng 11, cũng giống như mùa thu hoạch sầu riêng ở miền nam Thái Lan.

Ngành sầu riêng Thái Lan lo ngại bị Việt Nam 'vượt mặt'   - Ảnh 3.

Sầu riêng là loại trái cây được thị trường tỷ dân ưa chuộng. Ảnh: Reuters

"Thông thường sầu riêng từ miền nam Thái Lan chiếm lĩnh thị trường nội địa và xuất khẩu sau khi hết vụ sầu riêng ở miền đông. Tuy nhiên, hiện nay sầu riêng từ miền nam Thái Lan phải đối mặt với sự cạnh tranh không chỉ từ những vùng khác mà còn từ Việt Nam", ông Lan phân tích.

Trước các thách thức hiện nay, nhiều chuyên gia Thái Lan cho biết, nước này cần mở rộng xuất khẩu nhiều loại sầu riêng tươi hơn, ưu tiên những loại sầu riêng có giá cao hơn. "Thái Lan vẫn có thể mở rộng thị trường xuất khẩu toàn cầu cho mặt hàng sầu riêng, mặc dù không nhiều nước bên ngoài châu Á thích loại quả này. Chúng ta cần có các biện pháp khoa học một cách nghiêm túc để làm nó bớt có mùi lại", ông Sakda nhận định.

(Nguồn: SCMP)

GIA HÂN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement