Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ngành du lịch kỳ vọng vào chính sách visa mới

Du lịch & Ẩm thực

08/04/2023 12:19

Đề xuất nới chính sách thị thực (visa) của Chính phủ được kỳ vọng sẽ tạo nên cú hích mạnh cho ngành du lịch, góp phần tạo sức bật cho toàn nền kinh tế để du dịch của Việt Nam có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực.

Chính phủ vừa chính thức có tờ trình gửi Quốc hội đề xuất một số chính sách mới trong quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam... gồm có việc gỡ vướng cho visa và một số chính sách mới để thu hút, tạo điều kiện dễ dàng hơn cho du khách và các nhà đầu tư đến Việt Nam du lịch, kinh doanh.

Theo đó, cấp thị thực điện tử cho công dân của tất cả các nước và vùng lãnh thổ; nâng thời hạn cấp chứng nhận tạm trú tại cửa khẩu cho người nhập cảnh theo diện đơn phương miễn visa từ 15 ngày lên 45 ngày; đặc biệt, kéo dài thời hạn thị thực điện tử cấp cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam từ 30 ngày lên tối đa 90 ngày, có giá trị một lần hoặc nhiều lần.

Ngành du lịch kỳ vọng vào chính sách visa mới - Ảnh 1.

Quần đảo Cát Bà nhìn từ trên cao. Ảnh: TTXVN.

Như vậy, du khách quốc tế đến Việt Nam có thể lưu trú tới 3 tháng và thoải mái ghé thăm các nước khác rồi quay lại Việt Nam mà không cần xin lại visa.

Các chính sách này được đề xuất đưa vào Nghị quyết chung của Quốc hội tại Kỳ họp tháng 5 tới đây để thực hiện được ngay, trong thời gian tiến hành sửa đổi, bổ sung Luật Xuất nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Bên cạnh những điều kiện hạ tầng du lịch đang dần "thức giấc" sau kỳ "ngủ đông" dài nhất lịch sử (do dịch COVID-19) thì "cửa vào" là thủ tục cấp visa cho khách quốc tế được đánh giá vẫn còn "khép hờ". Nhiều người cho rằng, mở cửa du lịch thì visa phải là cánh cửa đầu tiên, theo chinhphu.vn.

Nhìn lại 1 năm từ khi Việt Nam mở cửa du lịch sau COVID-19, Người đứng đầu Chính phủ đã không ít lần yêu cầu các bộ, ngành có thẩm quyền liên quan nghiên cứu điều chỉnh chính sách visa để tạo thuận lợi thu hút khách quốc tế.

Câu hỏi "tại sao du lịch Việt Nam đi trước nhưng lại về chậm" cũng được Thủ tướng Phạm Minh Chính đặt ra khi chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về du lịch vào giữa tháng 3 vừa qua.

Thủ tướng đã giao việc cụ thể cho từng cơ quan có thẩm quyền, nhấn mạnh tầm quan trọng của du lịch, một ngành kinh tế mũi nhọn, với mục tiêu đặt ra là đón 50 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2030...

Nới chính sách visa vốn được các doanh nghiệp du lịch, lữ hành "ngày đêm mong mỏi". Nếu chính sách này được cải tiến, đồng nghĩa doanh nghiệp có thể thỏa sức "đánh bắt" ở thị trường xa và có chi tiêu cao. Điều này sẽ tạo ra một luồng gió mới cho ngành du lịch Việt Nam, giúp tăng khả năng cạnh tranh của điểm đến Việt Nam so với các nước trong khu vực.

Không chỉ là tin vui với riêng ngành du lịch, đây còn là cơ hội vực dậy cho cả ngành hàng không và hệ thống lưu trú. Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng cũng có cơ hội thoát cảnh lao đao. Nhiều nhà đầu tư sẽ có cơ hội thuận lợi hơn trong việc đi lại, di chuyển và thúc đẩy hoạt động đầu tư ở Việt Nam.

Theo Tổng cục Thống kê, tháng 3/2023, cả nước đón 895.400 lượt khách quốc tế, đưa tổng số du khách quốc tế đến Việt Nam trong quý 1 ước đạt hơn 2.699.500 lượt người. Tính chung quý 1/2023, khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt hơn 2.699.500 lượt, tăng gấp 29,7 lần cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, con số này mới chỉ bằng 60% so với cùng kỳ năm 2019, năm chưa xảy ra dịch COVID-19.

Trong đó, khách đến bằng đường hàng không đạt gần 2,4 triệu lượt, chiếm 89,8% lượng khách quốc tế đến Việt Nam và gấp 29,4 lần cùng kỳ năm 2022. Khách đến bằng đường bộ đạt gần 242.000 lượt người, chiếm 9%. Khách đến bằng đường biển đạt 33.700 lượt, chiếm 1,2% và gấp 936,3 lần so với năm 2022. Về thị trường khách quốc tế đến Việt Nam, khách đến từ châu Á đạt hơn 1,9 triệu lượt; châu Âu đạt 385.100 lượt; châu Mỹ đạt 263.900 lượt; châu Mỹ đạt 104.700 lượt; châu Phi đạt 6.200 lượt. Các con số này đều tăng gấp hàng chục lần so với năm 2022.

Về phía doanh nghiệp, Chủ tịch HĐQT Vietravel Corporation Nguyễn Quốc Kỳ nhận định chính sách visa được mở theo đề xuất của Chính phủ sẽ giúp ngành du lịch Việt Nam cân bằng trở lại về sức cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Từ đó, các doanh nghiệp có thể tự tin thúc đẩy chào bán tour từ bây giờ, thuận lợi hơn trong công tác tiếp thị, truyền thông, xây dựng thêm đa dạng các dòng tour để thu hút khách quốc tế. Không chỉ là tin vui với riêng ngành du lịch, theo ông Kỳ, đây còn là cơ hội vực dậy cho cả ngành hàng không và hệ thống lưu trú, theo VnEconomy.

Theo ông Phùng Quang Thắng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty du lịch bền vững, chính sách nới lỏng visa mà Chính phủ đang đề xuất là tín hiệu vui với nhiều doanh nghiệp đón khách quốc tế. Theo khảo sát thị trường, với dòng khách gần từ Đông Nam Á, Đông Bắc Á thường đi theo chương trình từ 4 - 6 ngày; trong khi khách từ thị trường xa sẽ đi từ 18 - 25 ngày. Nếu xét về hiệu quả kinh tế, đối tượng khách ở lại lưu trú lâu sẽ mang chi tiêu nhiều hơn. Cùng với đó là việc hình thành sản phẩm du lịch theo thời gian lưu trú của khách, hướng đến nghỉ dưỡng, du lịch trải nghiệm…

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement