Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ngân hàng thương mại tăng, giảm lãi suất phải báo cáo NHNN

Ngân hàng

14/12/2022 16:07

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có văn bản yêu cầu các ngân hàng phải báo cáo lãi suất tiền gửi và cho vay của các giao dịch phát sinh mới trong kỳ báo cáo hàng tuần. Mục đích là để phục vụ công tác quản lý hoạt động ngân hàng và điều hành chính sách tiền tệ.

Theo yêu cầu của NHNN, các ngân hàng phải thực hiện báo cáo lãi suất định kỳ hằng tuần, và phải gửi trước 11h ngày thứ hai của tuần tiếp theo cho Vụ Chính sách tiền tệ, thuộc NHNN.

Trường hợp ngân hàng có quyết định thay đổi về mức lãi suất trong kỳ báo cáo tuần thì phải gửi quyết định điều chỉnh lãi suất cho NHNN.

Có thể thấy, từ tháng 6 đến nay cuộc đua tăng lãi suất chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Ngay trong tháng 12, nhiều ngân hàng tiếp tục tăng lãi tiết kiệm. Ngoài ra, các ngân hàng còn đưa ra nhiều chính sách ưu đãi, cộng thêm lãi cho những khoản tiền gửi lớn.

Ngân hàng thương mại tăng, giảm lãi suất phải báo cáo NHNN  - Ảnh 1.

Trụ sở NHNN. Ảnh: NHNN.

Hiện có ngân hàng đã chào mức lãi suất huy động lên đến 12,7%/năm cho kỳ hạn từ 18 tháng. Còn nếu gửi từ 13 tháng lãi suất lên đến 12,5%/năm.

Lãi suất huy động tại một số ngân hàng lên cao sẽ khiến cho mặt bằng lãi suất huy động và cho vay trên thị trường bị đẩy lên, đồng thời dẫn đến rủi ro tiềm ẩn về nợ xấu có thể phát sinh trong tương lai, theo Vnbusiness.

Để hỗ trợ nền kinh tế, đến nay đã có 12 ngân hàng cam kết giảm tiền lãi với số tiền hơn 3.300 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp, người dân với mức giảm từ 0,5 - 3%/năm, theo VTV.

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam Nguyễn Quốc Hùng, trong bối cảnh hiện nay, nhằm tiếp tục ổn định thị trường tiền tệ, các ngân hàng cần đồng thuận giữ mặt bằng lãi suất ổn định để đảm bảo an toàn hệ thống và hỗ trợ giảm lãi suất cho vay doanh nghiệp, người dân cũng như hỗ trợ nhau nguồn lực để thanh khoản hệ thống thông suốt.

Bên cạnh đó, các ngân hàng cần trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ, đẩy mạnh truyền thông để dư luận hiểu và chia sẻ hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đề xuất NHNN tiếp tục hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng qua tăng cường các công cụ thị trường mở (OMO), ưu tiên đáp ứng tối đa nhu cầu vốn của các ngân hàng qua kênh này. Giải pháp này kỳ vọng làm giảm áp lực dự phòng thanh khoản cao của ngân hàng, góp phần làm giảm lãi suất giao dịch liên ngân hàng cũng như giảm lãi suất huy động từ khách hàng.

Báo cáo cập nhật về thị trường tiền tệ của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định nhu cầu vốn đáp ứng hoạt động kinh doanh và thanh toán thời điểm cuối năm kết hợp với áp lực từ việc rút vốn khỏi kênh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp sẽ khiến cho vòng xoáy tăng lãi suất huy động tiếp diễn, kéo theo lãi suất cho vay tăng vượt qua mức trước đại dịch dù nền kinh tế chỉ mới vừa phục hồi sau COVID-19.

Tuy lãi suất huy động tăng nhanh trong 2 tháng gần đây nhưng huy động vốn trong trong nền kinh tế vẫn tăng rất chậm.

Theo VDSC, tính đến cuối tháng 10/2022, huy động vốn ước tăng 4,8% so với đầu năm, cao hơn mức tăng 4,3% cuối tháng 9/2022. Xét về số tuyệt đối, huy động vốn tháng 10 chỉ tăng thêm 50.383 tỷ đồng so với mức tăng 95.210 tỷ đồng của tháng trước.

Một trong những nguyên nhân chính khiến huy động vốn tăng chậm được nhóm phân tích đưa ra là do sức khỏe doanh nghiệp suy giảm, sự chững lại của kênh bất động sản và tiết kiệm của người dân bị ảnh hưởng bởi giá cả tiêu dùng gia tăng.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement