Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nga đang thua trong cuộc chiến dầu mỏ ở Trung Đông?

Vĩ mô

10/04/2020 16:45

Cuộc chiến giá dầu đang diễn ra giữa Moskva và Riyadh, nó cho thấy Nga đã quá liều lĩnh ở khu vực.

Trong vài năm qua, cộng đồng nghiên cứu chính sách đối ngoại đều cho rằng một kỷ nguyên mới trong quan hệ quốc tế đang nổi lên.

Không nơi đâu thể hiện điều này rõ hơn là Trung Đông, khu vực các đồng minh của Mỹ đang phát triển các mối quan hệ ngoại giao, thương mại và quân sự với các cường quốc rất mạnh được cho là đang cạnh tranh với Washington – Trung Quốc và Nga, và vào đúng lúc nhiều chuyên gia, các nhà phân tích, quan chức và các chính trị gia Mỹ đang bày tỏ mong muốn rút khỏi Trung Đông. Điều này đã dẫn tới việc nhiều người đi tới kết luận rằng trật tự khu vực mới sẽ được tạo nên ở Bắc Kinh hoặc Moskva.

Có vô vàn lý do để nghi ngờ điều này, và một vài trong số đó đã trở nên rõ ràng hơn trong những tuần gần đây. Nổi bật nhất là cuộc chiến giá dầu đang diễn ra giữa Moskva và Riyadh, nó cho thấy Nga đã quá liều lĩnh ở khu vực.

  Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Gần 30 năm sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, các nhà lãnh đạo trên khắp Trung Đông thực sự đã cởi mở hơn với việc Nga thể hiện sức mạnh tại khu vực.

Với quan điểm ý thức hệ trước đây về chủ nghĩa cộng sản đã không còn và Mỹ đang chứng minh rằng họ chỉ là một lực lượng kém cỏi, vô trách nhiệm và đang dần mất sức mạnh, các nhà lãnh đạo của khu vực không hẳn coi Moskva là một lựa chọn thay thế, nhưng ít nhất đây là một chủ thể ở khu vực có tính xây dựng hơn.

Sự đối lập giữa việc cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama được cho là đã bỏ rơi nhà lãnh đạo Ai Cập Hosni Mubarak và động thái can thiệp vào Syria của Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm cứu ông Bashar al-Assad đã tạo ra một ấn tượng lớn đối với các nhà lãnh đạo Arab Saudi.

Quan điểm tiêu cực đối với Mỹ càng tăng lên vì một thực tế là, so với Mỹ, các nền kinh tế và hệ thống chính trị của Trung Đông có nhiều điểm chung với Nga hơn - cùng phụ thuộc vào nguồn thu từ dầu mỏ và chủ nghĩa độc đoán. Washington đã góp phần vào việc thúc đẩy mối quan hệ này phát triển.

Bằng việc tăng cường khai thác dầu đá phiến để “độc lập về năng lượng” như cách gọi của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Mỹ đã làm “lụt” thị trường bằng dầu mỏ và khí đốt tự nhiên.

Điều này đã khiến giá năng lượng bị giảm. Đó là lý do vì sao năm 2016 các thành viên của Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và Nga đã nhất trí hạn chế sản lượng khai thác để đẩy giá năng lượng lên cao.

Thỏa thuận này - vốn thực ra là kết quả của cuộc chiến giá dầu trước đây mà trong đó Arab Saudi từ chối cắt giảm sản lượng với hy vọng có thể khiến các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ bị tổn thương (nhưng thực tế lại không phải) – đã làm ổn định thị trường năng lượng.

Đối với Arab Saudi, Nga là một hàng rào giúp chống lại một nước Mỹ không thể dự đoán trước.
Đối với Arab Saudi, Nga là một hàng rào giúp chống lại một nước Mỹ không thể dự đoán trước.

Giá một thùng dầu khi đó trở về mức giúp Saudi Arabia và Nga có thể chi trả cho những thứ mà họ muốn làm, gồm theo đuổi các cuộc chiến tranh – như ở Ukraine, Syria, Yemen, Libya – và đầu tư vào sự thay đổi xã hội.

Xét cho cùng, “Tầm nhìn 2030” của Thái tử Arab Saudi, Mohammed bin Salman, là một kế hoạch đắt đỏ. Thỏa thuận này là về vấn đề sản xuất dầu mỏ, nhưng nó có triển vọng làm thay đổi các mối quan hệ ở vùng Vịnh Persian.

Đối với Arab Saudi, Nga là một hàng rào giúp chống lại một nước Mỹ không thể dự đoán trước, nơi mà cho dù bị sự chia rẽ và phân cực chính trị song dường như lại đều nhất trí với nhau về việc cần rút khỏi Trung Đông.

Đổi lại, Nga có thể củng cố vị trí và ảnh hưởng của mình tại khu vực khi hợp tác với Saudi Arabia. Liệu đây có thực sự là điều bất lợi cho Mỹ hay không vẫn là vấn đề gây tranh cãi, song cách nhìn nhận vấn đề thường quan trọng hơn thực tế.

Ít nhất, ông Putin muốn mọi người tin rằng ông có thể đẩy Saudi Arabia – như ông đã từng làm với Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập – ra xa khỏi Mỹ một chút. Đây cũng là lý do vì sao sau khi ông Trump không đáp trả bằng biện pháp quân sự nhằm vào Iran vì nước này tấn công các cơ sở chế biến dầu mỏ của Saudi Arabia hồi tháng 9/2019, ông Putin đã đề nghị bán cho Saudi Arabi hệ thống phòng không S-400 (cũng chính là hệ thống vũ khí mà Thổ Nhĩ Kỳ đã mua của Nga, khiến quan hệ giữa Washington và Ankara trở nên căng thẳng).

Bất chấp tất cả những lợi ích rõ ràng là tương đồng với nhau giữa Saudi Arabia và Nga, hiện nay vẫn chưa phải là kỷ nguyên của quan hệ giữa hai nước này. Người Nga chỉ có thể tự trách mình. Trước cả khi xảy ra vụ nhà báo Jamal Khashoggi của tờ Washington Post bị sát hại, Mohammed bin Salman đã bị mô tả là một người bốc đồng và cậy quyền.

Vị thái tự này đã chứng minh điều đó trong rất nhiều dịp trước đây, khiến người ta có thể dễ dàng tin rằng sự liều lĩnh đó đã dẫn tới việc giá dầu giảm mạnh trong tháng vừa qua. Tuy nhiên, điều đó không đúng trong trường hợp hiện nay.

Nga và nhóm OPEC  đã quyết định cắt giảm sản lượng nhằm ổn định giá dầu mỏ.
Nga và nhóm OPEC đã quyết định cắt giảm sản lượng nhằm ổn định giá dầu mỏ.

Saudi Arabia tới cuộc họp của nhóm OPEC (gồm các nước OPEC và 10 nước phi thành viên, trong đó có Nga) vào đầu tháng 3 và về cơ bản họ đã nói rằng: Hiện nay nhu cầu về sản phẩm của chúng ta đang giảm xuống vì đại dịch trên toàn cầu, vậy hãy cùng nhau cắt giảm sản lượng thêm một triệu thùng. Từ quan điểm của Saudi Arabia, đây dường như là một lâp luận hoàn toàn hợp lý.

Nhưng phía Nga đã bác bỏ, nói rằng họ muốn đánh giá toàn bộ ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trước khi quyết định việc cắt giảm sản lượng dầu mỏ. Điều này có vẻ phi lý, bởi khi đó phần lớn mọi người đều cho rằng dịch COVID-19 đã khiến các nền kinh tế liên tiếp phải đóng cửa và do đó nhu cầu về dầu mỏ và khí đốt giảm xuống.

Có nhiều khả năng người Nga không muốn cắt giảm sản lượng bởi họ muốn làm tổn thương các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ và chộp lấy thị phần của Arab Saudi. Vế thứ hai đã khiến Saudi Arabia nổi giận.

Họ không muốn bị biến thành kẻ khờ. Các quan chức Saudi Arabia đã đề xuất rằng họ, cùng với Nga, Mỹ và một số các nước khác cát giảm sản lượng dầu mỏ với mức tương đương nhau. Theo Riyadh, Nga muốn Saudi Arabia cắt giảm nhiều hơn các nước khác.

Quan điểm của Nga làm gia tăng thêm lo ngại ở Riyadh rằng cho dù họ đặt được thỏa thuận với Moskva, thì Nga sẽ vẫn có động cơ để gian lận, làm ảnh hưởng tới nguồn thu và thị phần của Saudi Arabia – điều tồi tệ nhất đối với nước này. Kết quả là, Arab Saudi bước ra khỏi cuộc họp, thề sẽ tăng sản lượng lên 10 triệu thùng/ngày và bắt đầu giảm mạnh giá dầu mỏ của họ.

Đây là một nỗ lực nhằm hăm dọa Nga và buộc họ phải quay trở lại bàn đàm phán, tuy nhiên Nga tuyên bố họ có thể chịu được mức giá dầu thấp. Phía Arab Saudi nói rằng họ cũng có thể làm được như vậy, và giá dầu mỏ trên thế giới bắt đầu lao dốc.

Mỹ dường như là nạn nhân của cuộc chiến dầu mỏ này, và các thành viên của Quốc hội đến từ các bang mà ngành công nghiệp năng lượng hóa thạch đóng vai trò quan trọng đã cảm thấy rất áp lực về điều đó.

Mỹ dường như là nạn nhân của cuộc chiến dầu mỏ.
Mỹ dường như là nạn nhân của cuộc chiến dầu mỏ.

Tuy nhiên, rất khó để biết được ai là người thắng cuộc. Có thể chỉ có Trung Quốc đủ điều kiện làm người chiến thắng, bởi họ có thể khôi phục lại nền kinh tế hậu đại dịch COVID-19 với sự giúp đỡ của giá dầu rẻ. Các nhà phân tích cho rằng cuộc chiến dầu mỏ hiện nay có thể kết thúc sau cuộc họp của OPEC vào ngày 9/4.

Cho dù vậy, sự việc này chắc chắn sẽ khiến người ta từ bỏ ý tưởng cho rằng Moskva sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết lập một trật tự khu vực mới. Trong một bối cảnh khác, nhà lý luận chính trị theo chủ nghĩa Mác, Antonio Gramsci, từng viết về “thời kỳ ngắt quãng” sau khi một trật tự sụp đổ và “trật tự mới chưa thể được sinh ra”. Gramsci đã nhận thấy có “những dấu hiệu không lành mạnh xuất hiện” trong thời kỳ đó.

Chúng ta đang trong một giai đoạn như vậy, đó là lý do tại sao những người đang tìm kiếm một trật tự mới không nên nhầm lẫn mối quan hệ có vẻ như ngày càng trở nên mạnh mẽ giữa Arab Saudi và Nga trong một vài năm qua là dấu hiệu cho thấy một hệ thống toàn cầu mới đang nổi lên.

PV
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement