Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nga bán dầu cho các nước châu Á với chiết khấu 30%

Cơ hội giao thương

25/08/2022 17:05

Bloomberg trích lời quan chức phương Tây cho biết Nga đã tiếp cận vài nước châu Á để thảo luận hợp đồng dầu dài hạn với giá giảm tới 30%.

Theo Bộ trưởng Du lịch Indonesia Sandiaga Uno, Nga đang đề xuất bán dầu với giá thấp hơn 30% giá thế giới. Indonesia đang cân nhắc việc này vì lo ngại sẽ phạm vào lệnh cấm vận của Mỹ. Sự việc diễn ra trong bối cảnh Mỹ thúc đẩy kế hoạch áp trần giá bán dầu Nga.

Một số quốc gia châu Âu đã ủng hộ ý kiến áp trần giá dầu Nga của Mỹ. Nhưng nhiều ý kiến cho rằng hệ thống này sẽ chỉ có hiệu quả nếu các nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ đồng ý tham gia vì các nước này hiện mua lượng lớn dầu Nga.

Hiện chưa rõ lập trường của các nước châu Á về kế hoạch này. Tuy nhiên, rất ít quốc gia công khai ủng hộ. Ấn Độ lưỡng lự tham gia, do các ngành công nghiệp của nước này có thể mất cơ hội mua dầu Nga giá rẻ.

Mỹ muốn thực hiện kế hoạch này trước khi lệnh trừng phạt của EU có hiệu lực vào tháng 12. Vòng trừng phạt thứ 6 của Liên minh châu Âu (EU) sẽ có hiệu lực ngày 5/12. Lệnh này gồm cấm nhập dầu Nga, cấm cung cấp dịch vụ bảo hiểm và tài chính cho tàu chở dầu Nga. Giới chức Mỹ lo ngại việc này sẽ khiến giá dầu tăng cao, từ đó khiến lợi nhuận của Nga càng phình to.

Nga bán dầu giảm tới 30% cho các nước châu Á - Ảnh 1.

Nga muốn bán dầu giá rẻ cho các nước châu Á. Ảnh: Ria Novosti

Ngoài Trung Quốc, Ấn Độ nhiều nước châu Á trở thành nước hưởng lợi từ giá dầu rẻ của Nga. Theo đó, New Delhi đã nhập khẩu lượng than trị giá 331,17 triệu USD từ Nga, gấp sáu lần so với cùng kỳ năm trước đó. Khối lượng dầu mua của Nga kể từ cuối tháng 5 thậm chí còn tăng nhanh hơn 31 lần, lên 2,22 tỉ USD.

Ấn Độ mua một lượng lớn dầu của Nga để kích thích sản xuất tại các nhà máy lọc dầu của chính họ, sau đó chuyển hướng các sản phẩm dầu dưới dạng nhiên liệu diesel và dầu hỏa.

Vào đầu tháng 6, Ấn Độ bắt đầu bí mật kiếm tiền từ việc bán dầu của Nga, bao gồm cả cho các nước phương Tây. Các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ cũng đã bắt đầu giấu nguồn gốc xuất xứ của các sản phẩm từ dầu của Nga vào đầu mùa hè. Bằng cách này, Ấn Độ đã tự bảo vệ mình một cách hiệu quả trước nguy cơ bị Mỹ trừng phạt thứ cấp.

Các biện pháp trừng phạt của EU và Mỹ, bao gồm cả lệnh cấm vận dầu mỏ, sẽ không được dỡ bỏ trong tương lai gần. Do đó, kế hoạch bán dầu giá rẻ của Nga cho các nước châu Á, với khả năng cao, sẽ tiếp tục đến hết năm 2022 và thậm chí ảnh hưởng đến nửa đầu năm 2023.

Chênh lệch lượng dầu Nga cung cấp cho Trung Quốc từ đầu năm đến nay lên tới xấp xỉ 3-3,5 triệu tấn. Nhờ đó, ngân sách liên bang của Nga sẽ có thể nhận được thêm 320-350 tỉ rúp, tương đương khoảng 8 tỉ USD vào cuối năm 2022. Lợi nhuận hàng tháng sẽ là 1,2 tỉ USD.

Giá tương đối thấp cho dầu Urals của Nga sẽ có thể bù đắp cho sự gia tăng xuất khẩu. Hơn nữa, trong tháng 5-6, Saudi Arabia đã không hoàn thành hạn ngạch cung cấp dầu cho châu Á do nhu cầu ở Châu Âu tăng lên. Xu hướng này sẽ tiếp tục trong nửa cuối năm 2022.

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement