01/01/2021 16:52
Nền kinh tế toàn cầu bước vào năm 2021 với nhiều chỉ số bất định
Nhiều quốc gia vẫn phải đóng biên, giãn cách nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19, mất việc làm và đi lại xuyên biên giới suy giảm... Những yếu tố cho thấy nền kinh tế thế giới năm 2021 chưa có điểm sáng.
Những tiến bộ gần đây về vắc xin COVID-19 đã làm sáng lên triển vọng kinh tế. Nhưng một số nhà kinh tế cho biết việc triển khai vaccine chậm có khả năng xảy ra ở các nền kinh tế đang phát triển, có thể cản trở hoạt động trở lại mức trước đại dịch.
Theo các nhà kinh tế, ngay cả trong số các nền kinh tế tiên tiến, như các đợt đóng cửa mới ở Châu Âu có thể đẩy lùi sự phục hồi kinh tế trong năm 2021.
Đại dịch COVID-19 khiến nền kinh tế toàn cầu rơi vào một trong những cuộc suy thoái tồi tệ nhất từ trước đến nay và vẫn chưa rõ khi nào sẽ có sự phục hồi hoàn toàn, theo kênh thông tin kinh tế - tài chính. Ảnh CNBC. |
Sự suy giảm mạnh mẽ trong hoạt động
Sự lây lan nhanh chóng của COVID-19 lần đầu tiên được phát hiện ở Trung Quốc, đã buộc nhiều quốc gia phải đóng cửa nhiều tháng vào năm 2020 khiến hoạt động kinh tế suy giảm rõ rệt.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo nền kinh tế toàn cầu có thể giảm 4,4% trong năm 2020, trước khi phục hồi trở lại mức tăng trưởng 5,2% vào năm 2021.
IMF cho biết vào tháng 10 năm ngoái, nền kinh tế thế giới bắt đầu phục hồi, nhưng cảnh báo sự trở lại mức trước đại dịch sẽ là "mất nhiều thời gian, không đồng đều và không chắc chắn".
Biểu đồ tỷ lệ phần trăm GDP thực hàng quý cho thấy sự sụt giảm mạnh do đại dịch ở Mỹ (xanh dương), Châu Âu (xanh lá) , Nhật Bản (vàng) và Trung Quốc (đỏ), trong giai đoạn khủng hoảng 2007-2009 (bắt đầu giảm mạnh từ 2008) và giai đoạn hiện nay (và đang bật tăng trở lại). |
Hạn chế đi lại vẫn còn
Một biện pháp hữu hiệu ngăn chặn coronavirus là việc các quốc gia đóng cửa hoàn toàn hoặc một phần biên giới, khiến nhiều hoạt động du lịch quốc tế bị đình trệ.
Tính đến ngày 1/11/2020, hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ đã nới lỏng đi lại, theo Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO).
UNWTO cho biết nhiều quốc gia vẫn hạn chế di chuyển qua biên giới, bao gồm: Chỉ mở cửa biên giới cho du khách có quốc tịch cụ thể hoặc từ một số điểm đến nhất định; yêu cầu khách xuất trình xét nghiệm COVID-19 âm tính trước khi cho họ nhập cảnh, và yêu cầu khách phải cách ly hoặc tự cách ly khi đến.
Bản đồ các hạn chế đi lại được áp dụng trên toàn cầu do hậu quả của đại dịch COVID-19, với màu xanh dương đậm là các nước đóng biên hoàn toàn và màu xanh nhạt là mở một phần. Hầu hết các nước đã đóng biên hay chỉ mở cửa một phần dành cho các đối tượng đặc biệt, có chọn lọc. |
Tốc độ mất việc làm tăng nhanh
Một hệ quả chính của sự suy thoái kinh tế do đại dịch gây ra là sự gia tăng tỷ lệ mất việc làm trên toàn cầu.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), một tổ chức liên chính phủ cho biết ở một số quốc gia, tác động ban đầu của COVID-19 đối với thị trường lao động “lớn hơn mười lần so với những gì quan sát thấy trong những tháng đầu tiên của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008”.
Các công nhân dễ bị tổn thương đang phải gánh chịu gánh nặng của cuộc khủng hoảng. Trong khi đó, những người lao động được trả lương thấp, chìa khóa để đảm bảo sự tiếp tục của các dịch vụ thiết yếu trong thời gian ngừng hoạt động, thường có nguy cơ tiếp xúc với virus trong khi làm việc ”, OECD cho biết trong một báo cáo.
“Họ cũng bị thiệt hại nhiều hơn về việc làm hoặc thu nhập".
Biểu đồ tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ (xanh dương), khu vực đồng EU (xanh lá), Nhật Bản (vàng) và các nền kinh tế OECD (đỏ). Đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng 2007-2009, đỉnh điểm khủng hoảng nợ công châu Âu (2009-2013), và giai đoạn hiện nay, hầu hết thì tỷ lệ thất nghiệp đang giảm, chỉ có Nhật lại đang tăng. |
Nợ chính phủ tăng vọt
"Các chính phủ đã tăng chi tiêu để bảo vệ việc làm và hỗ trợ người lao động. IMF cho biết trên toàn cầu, tính đến tháng 10/2020 các chính phủ đã chi ra tới 12 nghìn tỷ USD.
Theo quỹ này, mức chi tiêu đáng kinh ngạc như vậy đã đẩy nợ công toàn cầu lên mức cao nhất mọi thời đại - nhưng các chính phủ không nên rút hỗ trợ tài khóa quá sớm.
“Với nhiều công nhân vẫn thất nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn và 80-90 triệu người có khả năng rơi vào cảnh nghèo cùng cực vào năm 2020 do hậu quả của đại dịch - ngay cả khi đã có thêm trợ cấp xã hội - còn quá sớm để các chính phủ loại bỏ các hỗ trợ đặc biệt", IMF cho biết.
Biểu đồ dự báo của IMF về tỷ lệ nợ công của các chính phủ so với GDP ở nhiều nền /khu vực kinh tế khác nhau từ 2020-2025, với Mỹ (xanh dương), Châu Âu (xanh lá), khối các nền kinh tế phát triển nói chung (xanh dương đậm), khối các nền kinh tế đang phát triển (vàng) và Trung Quốc (đỏ). Nợ công ở Mỹ và khối các nền kinh tế phát triển đã vượt 120% GDP và nhăm nhe mức 140%, trong khi ở Châu Âu sau khi đạt đỉnh 100% vào năm nay thì đang trên đà giảm. |
Hầu hết các ngân hàng trung ương phải can thiệp mạnh mẽ vào nền kinh tế
Các ngân hàng trung ương cũng vào cuộc để hỗ trợ nền kinh tế bằng cách cắt giảm lãi suất - nhiều khoản xuống mức thấp kỷ lục - sẽ giúp các chính phủ quản lý nợ của họ.
Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, có chính sách ảnh hưởng đến các nền kinh tế trên toàn thế giới, đã cắt giảm lãi suất xuống gần 0, và cam kết không tăng lãi suất cho đến khi lạm phát vượt quá mục tiêu 2%.
Các ngân hàng trung ương ở các nền kinh tế tiên tiến, bao gồm FED và Ngân hàng Trung ương Châu Âu cũng tăng cường mua tài sản để bơm thêm tiền vào hệ thống tài chính.
Đó là một động thái cũng được ngày càng nhiều ngân hàng trung ương ở các thị trường mới nổi áp dụng khi họ tìm cách hỗ trợ các nền kinh tế của họ đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch.
Biểu đồ bảng cân đối kế toán và lãi suất chính sách của Cục Dự trữ Liên bang (xanh dương), Ngân hàng Trung ương Châu Âu (xanh lá) và Ngân hàng trung ương Nhật Bản (vàng). Trong khi tổng tài sản được hình thành do bơm tiền ra ngoài ở các nền kinh tế đều ở mức 7.000 tỷ USD và đang tiếp tục tăng, lãi suất điều hành đều về 0%. |
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp