Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Mâm cúng ông bà của người Sài Gòn khi năm hết tết đến

Vĩ mô

27/01/2017 09:42

Mâm dâng cúng ông bà ngày cuối năm của người Sài Gòn thường là những món rất quen thuộc như cơm, canh khổ qua dồn thịt, thịt heo kho hột vịt, dưa giá, tôm khô, củ kiệu…

Năm hết, Tết đến. Giữa bầu không khí vô cùng tất bật chuẩn bị đón năm mới, khó người Sài Gòn cũng như người Việt nào quên ông bà, tổ tiên.

Thường vào ngày 25 tháng chạp,gia đình người Sài Gòn nào cũng sắp xếp công việc để đi tảo mộ ông bà cho tươm tất. Có khi là sắp xếp đi chùađể thăm viếng hũcốt của ông bà đang gửi ở đây.

Thời đi học, ai cũng nhớ câu thơ của đại thi hào Nguyễn Du: ”Thanh Minh trong tiết tháng ba, Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”. Thực ra, việc tảo mộ dịp thanh minh là phong tục của người Hoa, còn tảo mộ cuối năm mới chính gốc của người Việt.

Thắp hương viếng ông bà ngày tết - Ảnh tư liệu

Rước ông bà về ăn Tết

Phong tục truyền lại từ xa xưa, hằng năm, cứ đến ngày cuối năm, người Sài Gòn luôn bày mâm cơm truyền thống lên bàn thờ, để rước ông bà về nhà ăn Tết với con cháu.

Gọi là mâm cơm truyền thống bởi vì trên mâm dâng cúng ông bà luôn có những món rất quen thuộc, nhưcơm, canh khổ qua dồn thịt, thịt heo kho hột vịt, dưa giá, tôm khô, củ kiệu…

Món thịt kho tàu - hột vịt luôn là món chủ lực trong mâm cúng ông bà người Nam bộ cũng như người Sài Gòn - Ảnh tư liệu TTO

Những gia đình khá giả hơn có thể bày thêm nhiều món ngon, vật lạkhác để cúng ông bà. Nhưng những món truyền thống luôn phải có, cũng là cách đểnhớ những món ăn quen thuộc của ông bà xưa: tôm khô, củ kiệu là món khai vị; một mặt ăn cơm với món canh khổ qua để cầu trong năm mới cái khổ sẽ qua đi…

Các bậc cao niên ở Sài Gòn tinrằng linh hồn ông bà vẫn đi đó, đi đây, khi về nhà thì trú ngụ trên bàn thờ. Cho nên khi năm hết, Tết đến, người Sài Gòn cũng như người Việtđều làm lễ cúng để rước ông bà thường xuyên trú ngụ tại bàn thờ trong nhà, để cùng ăn Tết với cháu con.

Trong lễ cúng rước ông bà về ăn Tết, gia chủ đốt ba nén hươngvà dâng bốn lạy, nói lên sự tôn kính tối thượng của cháu con dângông bà.

Sau khi tàn nhang, mâm cơm cúng ông bà được dọn xuống để mọi người trong gia đình dùng, gọi là hưởng lộc tổ tiên, giữa bầu không khí sum vầy của gia đình trong ngày cuối năm (người Sài Gòn nói nôm na là“trước cúng, sau ăn” là vậy).

Kể từ sau lễ cúng rước ông bà về ăn Tết, người Sài Gòn luôn giữ cho bàn thờ ông bà lúc nào cũng rực sáng đèn và nghi ngút khói hương. Hễ nén hương nàynày tàn thì thắp ngay nén hươngkhác. Hương đăng (nhang, đèn) gọi là “hương hỏa” ông bà để lại con cháu.

Ngày cuối năm và ba ngày Tết, người Sài Gòn dâng lễ cúng ông bà ba lần mỗi ngày: sáng, trưa và chiều. Trong các lễ cúng, bên cạnh mâm cơm truyền thống, tùy kinh tế và tập quán từng gia đình, người ta có thể thấy thêm các món đặc trưng của ngày Tết, nhưbánh tét, bánh ít, mứt gừng, mứt bí…

Những con cháu ra ở riêng nhưng ngày Tết về thăm, mừng tuổi cha mẹ, cũng không quên thành kính thắp nén tâm hương dâng lên bàn thờ ông bà đặt ở nhà cha mẹ, để cầu nguyện ông bà phù hộ cho sức khỏe và công ăn, việc làm trong năm mới!

Cúng đưa ông bà

Mùng ba tháng giêng được xem là ngày cuối cùng của “ba ngày Tết”, cho nên trưamùng ba Tết, nhiều gia đình người Sài Gòn bày mâm cơm cúng đưa ông bà.

Cúng đưa ông bà mùng 3 tết - Ảnh tư liệu

Cũng có một số người cho rằng “rước ông bà về ăn Tết phải đủ ba ngày” mới làm lễ cúng đưa ông bà vào sáng mùng bốn Tết, tùy từnggia đình.

Mâm cơm cúng đưa ông bà có khi còn "xôm tụ"hơn mâm cơm rước ông bà. Ngoài cơm cùng các món canh, kho, rau, bánhmứt…, người Sài Gòn không bao giờ thiếu một lễ vật rất quan trọng: một con gà cúng, biểu tượng cho tấm lòng của cháu con đối với ông bà, cũng là lời hứa với ông bà về việc nối dõi tông đường và làm rạng danh ông bà, dòng họ.

Mâm cơm cúng đưa ông bà còn linh đình ở chỗ hầu như tất cả đồ ăn, thức uống trong dịp Tết đều được đem ra dâng cúng, đủ thứ: đồ mặn, đồ ngọt có đủ... Nhưng dù có linh đình đền mấy thì mâm cúng ông bà cũng chỉ bày bốn chén cơmkèmbốn đôi đũa, để biểu tượng bày lễ dâng cúng bốn đời ông bà.

Gia chủ thắp đèn, rót nước lã (để ông bà… súc miệng), rót rượu, thắp hươngdângông bà bốn lạy với lời cầutiễn ông bà, nhưng vẫn cầu mong ông bà thường xuyên theo dõ,phù hộcon cháu.

Khi hươnggần tàn, gia chủ đổ nước lã, rót nước trà để ông bà thưởng thức sau tiệc.

... Là thế hệ hậu bối của “những người mang gươm đi mở cõi”, người Sài Gòn bao đời nay vẫn nhớ,lưu truyềnphong tục thờ cúng ông bà, tổ tiên, nhất là mỗii độ xuân về, Tết đến.

Theo TS HỒ TƯỜNG (Tuổi trẻ)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement