16/01/2023 11:04
Malaysia đang thất thế so với các quốc gia Đông Nam Á khác trong việc phục hồi du lịch?
Với việc không có khách từ gần hai năm nay, Arthur Wilkinson, một doanh nhân sinh ra ở Penang (Malaysia), người đã mở một trung tâm trị liệu bằng phương pháp tuyển nổi đầu tiên của Malaysia, gần như đang đi vào đường cùng.
Float For Health, nằm ở Tanjung Tokong, một thị trấn ven biển ở phía Đông Bắc đảo Penang, đã đóng cửa vĩnh viễn vào tháng 1 năm 2021 do các hạn chế biên giới được áp dụng để ngăn chặn COVID-19 khiến lượng khách hàng giảm xuống đến mức hầu như bằng 0.
"80% khách hàng của tôi là khách du lịch, và vào thời điểm đó, bất kỳ ai làm việc trong ngành này đều phải chịu đựng vì những lý do rõ ràng", Wilkinson, người điều hành nhà hàng Heap Seng tại một khi vực có tên là George Town, nói.
Malaysia đã mở lại biên giới cho khách du lịch vào tháng 4/2022 và bãi bỏ tất cả các yêu cầu về tiêm chủng và xét nghiệm PCR vào tháng 8.
Nhưng gần một năm kể từ khi chào đón sự trở lại của du khách quốc tế, ngành du lịch của Malaysia không chỉ gặp khó khăn mà còn phải cố gắng bắt kịp các quốc gia Đông Nam Á khác.
Malaysia đón khoảng 3 triệu du khách vào năm 2022, tăng từ 134.728 khách vào năm trước, theo Cơ quan quảng lý du lịch Malaysia và nó chỉ bằng khoảng 12% lượng khách vào năm 2019.
Thái Lan, Singapore và Indonesia - nơi đón lần lượt 10 triệu, 4,6 triệu và 4,58 triệu du khách và chiếm khoảng 1/4 so với mức trước đại dịch.
Việt Nam đón 3,6 triệu du khách nước ngoài, mặc dù không đạt được mục tiêu mog muốn, nhưng chỉ bằng khoảng 1/5 lượng khách vào năm 2019.
Một loạt lời giải thích cho sự phục hồi yếu ớt của Malaysia sau đại dịch so với các nước láng giềng, từ khả năng cạnh tranh về chi phí cho đến việc nước này một xã hội chủ yếu theo Hồi giáo. Bộ Du lịch Malaysia từ chối bình luận về những vấn đề này.
Đầu tháng này, chính quyền bang Kedah được đảng Hồi giáo Malaysia hậu thuẫn, nơi có hòn đảo nghỉ dưỡng miễn thuế nổi tiếng Langkawi, đã gây ra sự lo lắng trong lĩnh vực du lịch khi đưa ra lệnh cấm bán rượu.
Thủ hiến bang Kedah Datuk Seri Muhammad Sanusi Md sau đó đã làm rõ vấn đề rằng việc bán rượu ở Langkawi thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính, không phải chính quyền bang và chính quyền bang không có quyền can thiệp vào tình trạng miễn thuế của hòn đảo du lịch này.
Malaysia có một số loại thuế rượu cao nhất thế giới và áp đặt các hình phạt khắc nghiệt đối với tội phạm ma túy, bao gồm cả án tử hình cho tội buôn bán.
Trong khi đó, nước láng giềng Thái Lan đã xây dựng được danh tiếng là có thái độ khoan dung đối với tệ nạn, phi hình sự hóa cần sa vào tháng 6 năm 2022.
"Từ giữa tháng 12 đến giữa tháng 3, tôi từng có 80-90% khách hàng đến từ châu Âu, và giờ tôi chỉ còn khoảng 60%", Anthony Wong, chủ sở hữu của Frangipani Langkawi Resort & Spa, một trong những khu nghỉ dưỡng sinh thái lâu đời nhất của hòn đảo, nói.
"Các chuyến bay đến Malaysia từ châu Âu ít [thường xuyên] hơn và đắt hơn, và giá cả ở Langkawi không rẻ bằng các nước láng giềng, đặc biệt là chỗ ở. … Châu Âu cũng đang rơi vào suy thoái, với lạm phát gia tăng và các vấn đề liên quan đến cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraina khiến họ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc chi tiền cho việc đi lại", Wong nói.
Wilkinson, người đã chuyển doanh nghiệp trị liệu bằng phương pháp tuyển nổi của mình đến Bali của Indonesia để tận dụng lượng khách du lịch cao hơn và những gì ông nói là lao động đáng tin cậy hơn, cho biết Malaysia không thể tự mãn về sức hấp dẫn của mình đối với du khách nước ngoài.
Ông nói: "Chúng ta cần phải kích thích du lịch bằng cách nào đó trước khi quá muộn, vì Malaysia đang thua Thái Lan và Indonesia rất nhiều".
"Mặc dù Malaysia có nền ẩm thực đa dạng hơn nhiều, nhưng chất lượng và thực phẩm và đồ uống của chúng tôi không tương xứng so với các nước láng giềng, những nước cũng có thuế rượu thấp hơn và cởi mở hơn với những ý tưởng du lịch mới"
Fabio Delisi, quản lý của công ty điều hành tour du lịch nội địa Lotus Asia Tours có trụ sở tại Kuala Lumpur, cho biết ông tin rằng tiềm năng của Malaysia đã bị kìm hãm do quảng bá mờ nhạt và khả năng kết nối tương đối kém so với các nước khác trong khu vực.
"Malaysia không thiếu những điểm hấp dẫn, đặc biệt là những điểm đến tự nhiên. Phát triển du lịch bị ảnh hưởng bởi các chính sách và hoạt động quảng cáo không nhất quán trong những thập kỷ qua", ông Delisi, người có hơn 30 năm kinh nghiệm về du lịch trong khu vực, nói. "Du lịch là một bài tập quan hệ công chúng rất dài hạn".
Delisi, người có công ty con hoạt động ở Indonesia và Singapore, cho biết vận may của Malaysia hoàn toàn trái ngược với Indonesia.
"Chúng tôi là nhà bán buôn hoạt động ở Malaysia, Indonesia và Singapore từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước và vào năm 2022, lượng khách đến Malaysia đã giảm tới 90%, trong khi chúng tôi đã chứng kiến sự tăng trưởng hai con số ở Indonesia đối với thị trường này trong cùng thời gian", ông nói.
Ở Đông Malaysia, được ngăn cách với Bán đảo Malaysia bởi Biển Đông, có những dấu hiệu cho thấy ngành du lịch đang phục hồi nhanh hơn nhiều.
Các nhà khai thác ở đó đã được hưởng lợi từ một thị trường thích hợp gồm những người phương Tây chi tiêu cao đang tìm kiếm những cuộc phiêu lưu ở các bang phía Đông của Malaysia trên đảo Borneo, nơi nổi tiếng với động vật hoang dã và thiên nhiên hoang sơ.
Jessica Yew, Giám đốc công ty du lịch Boutique Sticky Rice Travel, có trụ sở chính tại Kota Kinabalu, thủ phủ của bang Sabah, nói: "Chúng tôi đạt doanh thu tương đương với năm 2019 mặc dù mới hoạt động được 8 tháng".
"Chủ yếu là do phân khúc thị trường của chúng tôi. [Chúng tôi phục vụ cho] thị trường cao cấp/sang trọng của những người đến từ Hoa Kỳ - đại dịch hầu như không ảnh hưởng đến tài chính của họ và họ chỉ chờ biên giới mở cửa là trở lại. Trong khi đó khách châu Âu và Anh đến nhỏ giọt.
Đối với những người có ít tiền hơn, chi phí đi lại và ăn ở ở Borneo, hiện đang ở mức cao nhất trong nhiều năm, có thể gây khó chịu.
Yew cho biết: "Hầu hết các nhà nghỉ và nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển đều đưa ra mức tăng lên tới 20%, trong khi các cơ quan chính phủ như Công viên Sabah tăng gấp đôi giá của một số giấy phép và vé vào cổng.
Giấy phép leo núi Kinabalu, đỉnh núi cao nhất Đông Nam Á ở độ cao 4.095 mét (13.435 feet), trong tháng này đã tăng gấp đôi từ 200 ringgit lên 400 ringgit (46 USD lên 92 USD).
Khi được thêm vào chi phí hướng dẫn, thực phẩm và chỗ ở, các gói rẻ nhất để lên đỉnh núilên tới khoảng 550 USD một người.
Mặc dù Sabah thường có giá rẻ bên ngoài các khu bảo tồn, nhưng chỉ một số công viên được bảo vệ của bang được mới chính quyền quảng bá là điểm du lịch chính cho du khách.
"Tôi khuyên mọi người hãy đến Sumatra [ở Indonesia] để xem đười ươi, vì giá của nó chỉ bằng 1/3 đến 1/5 giá ở Borneo của Malaysia", Yew nói.
Đối với nhiều nhà khai thác khác, sự trở lại của du khách Trung Quốc và Hàn Quốc, nhóm du khách lớn nhất đến Sabah trước đại dịch, sẽ rất quan trọng đối với vận may của họ trong năm tới.
Đặc biệt, các doanh nghiệp đang theo dõi chặt chẽ việc Trung Quốc mở cửa lại biên giới vào tuần trước sau ba năm đóng cửa biên giới.
Tuy nhiên, một số người trong ngành vẫn hoài nghi về bất kỳ giải pháp nhanh chóng nào đối với du lịch của Malaysia.
Delisi của Lotus Asia Tours cho biết: "Chúng tôi đang phải trả giá cho hơn 20 năm áp dụng các chính sách tùy tiện mà không có trọng tâm và tính liên tục".
"Bất chấp nỗ lực của một số nhà kỹ trị giỏi, nếu không có một chiến lược nhất quán, phối hợp và nhất quán, tôi không thấy mọi thứ có thể thay đổi hoặc cải thiện sớm".
Tin liên quan
Advertisement