Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Loạt ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất cho vay tối thiểu từ 1,5 - 2%

Ngân hàng

14/07/2023 14:02

Các tổ chức tín dụng đều bày tỏ đồng thuận với lời kêu gọi giảm lãi suất tối thiểu từ 1,5 - 2%, đồng thời xem xét giảm phí, lệ phí và các dịch vụ khác... nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Ngày 13/7, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2023 của các tổ chức hội viên.

Tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Xuân, Trưởng ban Pháp luật & Nghiệp vụ (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam) cho biết, từ đầu năm 2023 đến nay, các tổ chức tín dụng tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có khả năng phục hồi sản xuất, kinh doanh. Các ngân hàng thương mại đã ban hành nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ các đối tượng khách hàng doanh nghiệp khác nhau.

Các tổ chức tín dụng đã giảm lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện hữu và dư nợ cho vay mới để hỗ trợ nền kinh tế, sau khi Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng và có các giải pháp hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng, nhiều ngân hàng đã thông báo cam kết giảm lãi suất cho vay với mức lãi suất giảm từ 0,5% - 1,5%/năm.

Loạt ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất cho vay tối thiểu từ 1,5 - 2% - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Đến nay, mặt bằng lãi suất huy động đã dần duy trì ổn định và giảm từ 1-2% so với cuối năm 2022, tạo cơ sở giảm mặt bằng lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp.

Tuy nhiên, do tác động chung của nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn, cầu tín dụng giảm và sự hấp thụ vốn của doanh nghiệp và nền kinh tế khó khăn, khiến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thấp so với cùng kỳ năm 2022.

Việc triển khai Thông tư 02/2023/TT-NHNN ngày 23/4/2023 và Thông tư 03/2022/TT-NHNN còn nhiều khó khăn do nhiều khách hàng không có khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại; không đáp ứng được điều kiện doanh thu, thu nhập.

Ông Trần Văn Tần, Phó Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng, thành viên HĐQT Vietinbank cho biết, do những tác động tiêu cực từ nền kinh tế, khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp suy giảm, khiến cho hoạt động ngân hàng rất khó khăn. Tuy nhiên, VietinBank vẫn tích cực thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong việc triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%, với dư nợ đạt được là trên 10.000 tỷ đồng; triển khai cơ cấu nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN và tín dụng đối với nhà ở xã hội…

Ông Tần cho biết VietinBank cam kết sẽ đi đầu trong việc triển khai cơ chế chính sách từ Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, cũng như đồng thuận cùng các tổ chức hội viên, hưởng ứng lời kêu gọi của Hiệp hội Ngân hàng Việt nam về giảm lãi suất 1,5 – 2% vừa qua, theo Markettimes.

Ông Lê Quang Vinh, Phó Tổng Giám đốc Vietcombank cho rằng hiện có 2 nhiệm vụ chính là hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn và tăng trưởng tín dụng để hỗ trợ nền kinh tế. Trong đó, đối với nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn, Vietcombank đã chủ động giảm lãi suất cho khách hàng.

Cụ thể, đợt 1, từ đầu năm đến 31/4/2023, giảm 0,5% lãi suất cho khoảng 130.000 khách hàng và đợt 2, từ đầu tháng 5/2023, cũng giảm 0,5% lãi suất cho khoảng 110.000 khách hàng. Đại diện Vietcombank cho biết đây là việc giảm tự động trên hệ thống của Vietcombank và doanh nghiệp hay người dân không cần phải làm bất cứ đề nghị hay đề xuất nào, chỉ cần thỏa mãn điều kiện.

Đối với tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn hiện nay là một thách thức lớn đối với các tổ chức tín dụng. Bởi cần phải đảm bảo tăng trưởng tín dụng và đảm bảo chất lượng tín dụng trong khi sức cầu của nền kinh tế đang rất thấp. Cho nên ông Vinh kiến nghị Chính phủ cần có chính sách tài khóa hỗ trợ nhiều hơn do chính sách tài khóa làm tăng tổng cầu nền kinh tế, từ đó, tăng cầu tín dụng của doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Thành Đô - Phó Chủ tịch HĐQT HDBank cũng chia sẻ ngân hàng tham gia chương trình hỗ trợ lãi suất, chủ động giảm lãi suất hỗ trợ khách hàng, dự kiến đến cuối năm số tiền giảm lãi suất đạt khoảng 350 tỷ đồng.

Tại hội nghị, các tổ chức hội viên tham dự đều bày tỏ đồng thuận với lời kêu gọi của Hiệp hội Ngân hàng về việc giảm lãi suất tối thiểu từ 1,5 - 2%; đồng thời xem xét giảm phí, lệ phí và các dịch vụ khác... nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã có 4 lần giảm lãi suất điều hành, lãi suất huy động cũng giảm nhanh nhưng lãi suất cho vay ở nhiều ngân hàng thương mại vẫn còn khá cao. Một số doanh nghiệp phản ánh đang phải trả lãi vay từ 13-14%/năm, theo vietnamfinance.vn.

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các tổ chức tín dụng với mức giao toàn hệ thống khoảng 14%.

Tính đến hết tháng 6/2023, dư nợ tín dụng nền kinh tế đạt trên 12,4 triệu tỷ đồng, tăng 4,73% so với cuối năm ngoái.

Để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, bên cạnh giảm lãi suất cho vay và điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng, Ngân hàng Nhà nước còn yêu cầu các ngân hàng thương mại tăng cường rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, đơn giản hóa và rút ngắn quy trình, thủ tục cho vay…, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận tín dụng ngân hàng, qua đó tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất kinh doanh.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement