Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Loạt doanh nghiệp liên tục trì hoãn thanh toán trái phiếu

Chứng khoán

28/07/2023 15:08

Chỉ trong 3 tuần đầu tháng 7 đã có 11 doanh nghiệp công bố chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu, tổng giá trị hơn 10.100 tỷ đồng. Các doanh nghiệp bất động sản đang có xu hướng hoãn thanh toán trả lãi hoặc nợ gốc.

Doanh nghiệp bất động sản tiếp tục chiếm áp đảo trong nhóm chậm thanh toán trái phiếu. Như Saigon Glory đã thông báo chậm thanh toán 4 lô trái phiếu, đang nợ tiền gốc 4.000 tỷ đồng. Doanh nghiệp đã thực hiện Hội nghị người sở hữu trái phiếu, để lấy ý kiến xin gia hạn. Tuy nhiên, số lượng tham dự không đủ để tổ chức.

Doanh nghiệp khác là Công ty TNHH Đầu tư và Bất động sản Diên Vĩ rời ngày thanh toán lãi hơn 28 tỷ đồng của 3 lô trái phiếu.

Loạt doanh nghiệp liên tục trì hoãn thanh toán trái phiếu - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

CTCP Đầu tư Việt Tâm chậm trả 15 tỷ đồng tiền lãi lô trái phiếu VTICH2125001, của đợt thanh toán 3/7. Doanh nghiệp cũng thông báo lùi thời gian thanh toán lãi trong đợt tháng 10/2023 và 1/2024 sang chậm nhất tháng 9/2024 và tháng 12/2024 (gia hạn gần 1 năm). Tổng tiền lãi bị chậm toán vào khoảng 46 tỷ đồng.

Sau sự cố Vạn Thịnh Phát cuối năm 2022, hoạt động mua lại trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản diễn ra khá mạnh mẽ, nhưng đã chậm lại kể từ khi Nghị định 08 được ban hành. Theo số liệu từ Trung tâm phân tích và tư vấn đầu tư của Chứng khoán SSI (SSI Research), quý 2 năm nay hoạt động mua lại trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản đạt 24.700 tỷ đồng trong quý 2. Kết quả này giảm mạnh so với 2 quý trước, trong quý 4 giá trị mua lại lên tới 34.800 tỷ đồng.

Các doanh nghiệp bất động sản đang có xu hướng hoãn thanh toán trả lãi hoặc nợ gốc. Nghị định 08/2023 về trái phiếu phát hành riêng lẻ đã tạo ra hành lang pháp lý để tổ chức phát hành có thể hoãn trái phiếu hiện tại lên đến hai năm hoặc chuyển đổi trái phiếu thành tài sản khác, theo TPO.

Tuy nhiên, theo SSI Research, Nghị định này cũng tạo ra tâm lý trì hoãn việc thanh toán trái phiếu càng lâu càng tốt từ phía nhà phát hành. Ước tính, số tiền gốc trái phiếu đã thành công thực hiện điều chỉnh hoãn nợ gốc/điều chỉnh lãi suất, hoặc chuyển đổi trái phiếu lên tới 66.000 tỷ đồng.

"Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam dường như đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất, ít nhất trong ngắn hạn nhờ các động thái từ Chính phủ. Tuy nhiên, các giải pháp hiện tại mang tính ngắn hạn, thiên về hỗ trợ cho các tổ chức phát hành, không thể lập tức khôi phục được niềm tin của nhà đầu tư", SSI Research nhận định.

Theo dữ liệu của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam, 3 tuần đầu tháng 7, các doanh nghiệp đã thực hiện mua lại gần 13.000 tỷ đồng. Tổng giá trị trái phiếu đã được các doanh nghiệp mua lại trước hạn lũy kế từ đầu năm đến nay đạt hơn 130.000 tỷ đồng (tăng 33% so với cùng kỳ năm 2022). Ngân hàng là nhóm ngành dẫn đầu về giá trị mua lại, chiếm hơn 52% tổng giá trị mua lại trước hạn.

Trong phần còn lại của năm, tổng giá trị trái phiếu đến hạn là hơn 145.000 tỷ đồng. 49% giá trị trái phiếu sắp đáo hạn thuộc nhóm bất động sản và 18% thuộc nhóm ngân hàng.

Các chuyên gia SSI khuyến nghị, đối với các giải pháp khôi phục niềm tin trên thị trường TPDN, cần lưu ý một số vấn đề.

Thứ nhất, trong ngắn hạn, Chính phủ tiếp tục nghiên cứu thêm các giải pháp để giải quyết các vấn đề đang tồn tại, chẳng hạn như xếp hạng TPDN dựa trên khả năng thanh toán do Bộ Tài chính đánh giá hoặc ban hành các nghị định, thông tư đối với những vấn đề Thông tư 02 chưa quy định cho TPDN hoặc sửa đổi Nghị định 155/2020 để rút ngắn quy trình phê duyệt phát hành ra công chúng. Việc nhanh chóng đưa ra danh sách xếp hạng TPDN dựa trên khả năng thanh toán sẽ là một cách tiếp cận hợp lý nhằm phân loại các tổ chức phát hành theo rủi ro và từ đó có các cách hỗ trợ khác nhau.

Thứ hai, để khôi phục nhu cầu trái phiếu và niềm tin của nhà đầu tư cá nhân, SSI cho rằng việc định hình lại cấu trúc thị trường, giảm thiểu tỷ lệ tham gia trực tiếp của các nhà đâu tư cá nhân sẽ cần được xem xét. Trong đó, các bên tổ chức trung gian (ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ trái phiếu) sẽ cần tuân thủ các tiêu chuẩn và trách nhiệm cao hơn phân phối. Việc điều phối dòng vốn từ các nhà đầu tư cá nhân sang một kênh bảo vệ và chuyên nghiệp hơn, thay vì chỉ dựa vào một kênh phân phối đơn giản và trực tiếp như hiện tại.

Cuối cùng, cần ban hành thêm các chính sách và văn bản quy phạm pháp luật để hoàn thiện khuôn khổ về việc xử lý tài sản đảm bảo và các quy đinh về công bố vỡ nợ, cũng như các biện pháp xử lý tiếp theo.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement