Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Lo ngại rủi ro tín dụng bất động sản, chứng khoán trong năm 2024

Ngân hàng

25/01/2024 14:54

Các tổ chức tín dụng lo ngại mặt bằng rủi ro tín dụng tổng thể tiếp tục tăng trong cả năm 2024. Hai lĩnh vực được dự báo tiềm ẩn rủi ro tín dụng cao nhất tiếp tục là cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản và cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán.

Thắt nhẹ điều kiện vay với doanh nghiệp

Theo kết quả điều tra xu hướng tín dụng năm 2024 do Ngân hàng Nhà nước công bố, các tổ chức tín dụng đánh giá rủi ro tín dụng tổng thể tiếp tục tăng trong 6 tháng cuối năm 2023 nhưng tốc độ tăng đã chậm lại so với dự báo và so với 6 tháng đầu năm 2023. Đánh giá tổng thể năm 2023, mức độ rủi ro tín dụng của các khoản vay được nhận định tăng mạnh hơn so với năm 2022 và so với dự báo ban đầu.

Do vậy, dù đứng trước áp lực tăng trưởng tín dụng, nhưng các tổ chức tín dụng vẫn thắt nhẹ các điều khoản, điều kiện tổng thể cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp. Chủ yếu là yêu cầu về tài sản bảo đảm, các điều khoản bổ sung trong hợp đồng tín dụng, yêu cầu điểm xếp hạng tín nhiệm tối thiểu của khách hàng,... đặc biệt là đối với lĩnh vực cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán và cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản. Song, các tổ chức tín dụng giữ ổn định các điều khoản, điều kiện tín dụng đối với khách hàng cá nhân.

Lo ngại rủi ro tín dụng bất động sản, chứng khoán trong năm 2024- Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Hiện nay, đa số ngân hàng chưa công bố báo cáo tài chính quý 4 và cả năm 2023. Song, do tăng trưởng tín dụng tăng tốc đột ngột vào cuối năm, đạt mức trên 13,71% (tăng 4,7% so với tháng 11/2023), giới phân tích cho rằng tỷ lệ nợ xấu sẽ giảm xuống trong quý 4/2023. Tỷ lệ này có thể sẽ tăng trở lại trong nửa đầu năm 2024 khi tăng trưởng tín dụng chậm lại và các yếu tố vĩ mô chưa có dấu hiệu cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2024 sẽ không có nhiều thay đổi so với năm 2023, do cuối năm dự kiến các ngân hàng sẽ đẩy mạnh xóa nợ xấu và nền kinh tế phục hồi mạnh hơn.

Tuy nhiên, các khoản nợ có vấn đề (bao gồm các khoản nợ Nhóm 2, các khoản vay tái cơ cấu, trái phiếu doanh nghiệp quá hạn và các khoản vay cũ) vẫn tiếp tục cần được giám sát chặt chẽ. Bên cạnh đó, nếu dự thảo sửa đổi Thông tư 16 nới lỏng việc hạn chế đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của ngân hàng được thông qua, không loại trừ khả năng một phần rủi ro tín dụng sẽ quay lại đối với các ngân hàng tích cực mua lại trái phiếu doanh nghiệp.

Dự báo 6 tháng tới, các tổ chức tín dụng quan ngại mặt bằng rủi ro tín dụng tổng thể tiếp tục tăng. Theo Ngân hàng Nhà nước, rủi to tín dụng tổng thể được dự báo ở mức 11,9%, cao hơn mức 10,9% của 6 tháng cuối năm 2023, theo Vneconomy.

Bất động sản, chứng khoán vẫn tiềm ẩn rủi ro

Dự báo 6 tháng đầu năm 2024, các TCTD cho rằng diễn biến tăng trưởng kinh tế; lãi suất; thay đổi nhu cầu đầu tư vào sản xuất kinh doanh; cơ hội đầu tư, xuất nhập khẩu; chất lượng dịch vụ cải thiện là những nhân tố ảnh hưởng tích cực đến sự gia tăng nhu cầu tín dụng của nhóm khách hàng doanh nghiệp.

Trong khi ở chiều ngược lại, các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu tín dụng là những diễn biến bất lợi trên thị trường bất động sản, chứng khoán, tăng trưởng kinh tế và sự sụt giảm niềm tin của người tiêu dùng.

Ba lĩnh vực gồm: Bán buôn, bán lẻ; Xuất, nhập khẩu; Sản xuất thức ăn và đồ uống được nhiều TCTD lựa chọn là động lực tăng trưởng tín dụng nhất trong năm 2024.

Trong 6 tháng tới,các TCTD quan ngại mặt bằng rủi ro tín dụng tổng thể tiếp tục tăng nhưng tốc độ tăng sẽ chậm lại trong cả năm 2024 so với năm 2023.

Trong đó, rủi ro tín dụng của một số lĩnh vực như cho vay phát triển nông, lâm, thủy sản, cho vay đầu tư ngành dịch vụ logistics được dự báo giảm. Ngược lại, 2 lĩnh vực được dự báo tiềm ẩn rủi ro tín dụng cao nhất tiếp tục là cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản và cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán.

Trong 6 tháng đầu năm và cả năm 2024, có 70,3-73,3% TCTD dự kiến tiếp tục giữ nguyên không đổi hoặc nới lỏng nhẹ tiêu chuẩn tín dụng tổng thể của đơn vị mình (13,9-16,8% TCTD dự kiến nới lỏng tiêu chuẩn tín dụng, 12,9% TCTD dự kiến thắt chặt nhẹ tiêu chuẩn tín dụng).

Các TCTD cũng dự kiến giữ ổn định các điều kiện và điều khoản cho vay tổng thể đối với khách hàng doanh nghiệp và nới lỏng hơn đối với khách hàng cá nhân (dự kiến áp dụng đối với lĩnh vực vay phục vụ đời sống, vay mua bất động sản để ở.

Trong báo cáo ngành ngân hàng vừa công bố, chuyên gia phân tích của Công ty chứng khoán MBS kỳ vọng, trong năm nay, các doanh nghiệp bất động sản sẽ tiến hành giảm giá các sản phẩm nhằm tiếp cận gần hơn với người mua thay vì ưu tiên lợi nhuận nhằm khơi thông dòng tiền khi mà các chính sách đang nới lỏng hơn trước. Điều này giúp kích thích tín dụng cho ngành bất động sản, theo vietnam.vn.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng tiền đổ vào bất động sản sẽ còn chậm do trái phiếu bất động sản lại trở thành gánh nặng cản trở dòng tiền chảy. TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế, dẫn số liệu, năm 2023 các công ty bất động sản chỉ thanh toán chừng 15% trái phiếu đến hạn. Năm 2024, số tiền ước tính nhiều hơn khoảng 16 tỷ USD. Điều này buộc các công ty bất động sản phải chật vật kiếm tiền trả hoặc chỉ còn cách xin khất nợ. Về phía ngân hàng, đây là chỉ tiêu ảnh hưởng đến quyết định cho vay doanh nghiệp địa ốc.

AN LY (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement