Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Lộ diện 'vua tiền mặt' gửi hàng tỷ USD trong ngân hàng lấy lãi

Doanh nghiệp

08/11/2022 18:10

Giữa bối cảnh lãi suất cao như hiện nay, những doanh nghiệp có lượng tiền nhàn rỗi lớn để gửi ngân hàng hoặc cho vay lấy lãi khác sẽ có thêm lợi thế trong kinh doanh.

Ba phần tư chặng đường của năm 2022 đi qua, đồng nghĩa với việc khép lại mùa kinh doanh quý 3, các "đại gia" nắm giữ nhiều tiền mặt nhất trên sàn chứng khoán (không bao gồm nhóm ngân hàng, tài chính, bảo hiểm) cũng đã lộ diện.

Tại thời điểm 30/9/2022, thống kê cho thấy có ít nhất 15 doanh nghiệp nắm giữ lượng tiền và tương đương tiền vượt ngưỡng 10.000 tỷ đồng. Cụ thể, tổng lượng tiền (tiền, tương đương tiền và tiền gửi ngắn hạn) của 15 doanh nghiệp này lên đến 351.000 tỷ đồng, tương đương 14,3 tỷ USD, tăng hơn 28.000 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm.

Lộ diện 'vua tiền mặt' gửi hàng tỷ USD trong ngân hàng lấy lãi - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Việc duy trì lượng tiền mặt nhất định để phục vụ cho hoạt động sản xuất cũng như đảm bảo tính thanh khoản, giảm rủi ro tài chính và chủ động trong các cơ hội đầu tư luôn được các doanh nghiệp lớn tính đến.

Không chỉ thế, trong môi trường lãi suất cao như hiện nay, những doanh nghiệp có lượng tiền nhàn rỗi lớn để gửi ngân hàng hoặc cho vay lấy lãi khác sẽ có thêm lợi thế trong kinh doanh.

Báo cáo 9 tháng đầu năm của khối doanh nghiệp niêm yết đang cho thấy những thay đổi nhất trong vị thế giữa các công ty phi tài chính. Danh sách không bao gồm nhóm tài chính (nhóm ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm) bởi có thêm lượng tiền mặt khủng từ khách hàng.

Tập đoàn Hòa Phát dù có xu hướng xấu đi, vẫn duy trì được vị trí quán quân trên thị trường với hơn 38.900 tỷ đồng tiền, tương đương tiền và các khoản tiền gửi ngân hàng ngắn hạn (gần 1,6 tỷ USD) tại cuối quý 3.

Con số này đã suy giảm khoảng 5.900 tỷ đồng trong một quý vừa qua và nếu so sánh với thời điểm đầu năm cũng đã hụt đi 1.800 tỷ đồng.

Lượng tiền nhàn rỗi của Hòa Phát đi xuống trong bối cảnh ngành thép thoái trào. Tập đoàn của tỷ phú Trần Đình Long gây thất vọng với khoản lỗ kỷ lục gần 1.800 tỷ đồng trong quý 3 và đang bắt đầu thu hẹp sản xuất để tồn tại.

Dù vậy, với quy mô tiền khổng lồ trong khối phi tài chính, Hòa Phát vẫn giữ được hoạt động ổn định và thậm chí là nắm bắt cơ hội mở rộng thị phần ngành thép. Doanh nghiệp đầu ngành liên tục nới thị phần trong 6 tháng đầu năm lên mức 36% và hiện vẫn duy trì được mức này, theo Zing.

"Gã nhà giàu" tiếp theo trong danh sách niêm yết là PV Gas với con số 36.000 tỷ đồng, tăng 5.900 tỷ đồng kể từ đầu năm. Quy mô tiền mở rộng nhờ kết quả kinh doanh vượt trội của công ty dầu khí này với mức lãi lũy kế kỷ lục 11.725 tỷ đồng, tăng trưởng 72%.

Ông lớn ngành hàng không ACV đang cho thấy sự hồi phục ấn tượng khi du lịch trở lại. Việc lợi nhuận quay lại thời điểm trước dịch đã giúp cho vị thế tiền của doanh nghiệp quay lại mốc 33.300 tỷ đồng như hồi đầu năm.

Hai doanh nghiệp khác có quy mô tiền nhàn rỗi hơn 1 tỷ USD là Vingroup và Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) với con số lần lượt quanh 28.600 tỷ và 26.500 tỷ đồng, tăng 25% và 29% so với thời điểm đầu năm.

Đứng tiếp theo trong nhóm 10 doanh nghiệp phi tài chính "giàu có" nhất theo thứ tự giảm dần là FPT, Sabeco, Vinamilk, Novaland (đều trên 20.000 tỷ) và Petrolimex ở mức hơn 18.000 tỷ.

Tổng top 10 doanh nghiệp trên đang cầm gần 273.600 tỷ đồng (hơn 11 tỷ USD) tại cuối tháng 9, con số này tăng khoảng 20.000 tỷ so với đầu năm nhưng đã giảm 16.000 tỷ so với đỉnh điểm quý II.

Tính rộng thêm, số doanh nghiệp phi tài chính đang niêm yết có quy mô tiền mặt vượt 10.000 tỷ đồng là 17 đơn vị, với nhiều cái tên thêm như VEAM, Viettel Global, Vinhomes, Thế Giới Di Động, Vietnam Rubber, FPT Telecom, PTSC, PV Oil.

Nhờ lượng tiền gửi ngân hàng hoặc cho vay lấy lãi lớn mà các doanh nghiệp đã thu về hàng trăm tỷ đồng tiền lãi trong 9 tháng đầu năm. Số tiền này góp phần bù đắp các chi phí tài chính khác và đóng góp quan trọng vào kết quả chung.

Bên cạnh một lượng tiền mặt trong ngân quỹ để phục vụ vốn lưu động, doanh nghiệp đa phần sử dụng tiền nhàn rỗi để gửi tiết kiệm ngắn hạn hoặc cho vay khác để thu tiền lãi cho vay.

PV Gas đang dồn phần lớn vào tiền gửi ngân hàng với con số đến 36.000 tỷ đồng (tức hơn 90% tiền nhàn rỗi). Danh mục này giúp mang về hơn 888 tỷ đồng tiền lãi trong 9 tháng đầu năm.

Doanh nghiệp đầu ngành sữa là Vinamilk cũng thu lợi 885 tỷ đồng lãi tiền gửi khi nắm giữ 22.400 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng.

Đáng kể nhất là ACV có danh mục tiền gửi ngân hàng gần 31.900 tỷ và thu tiền lãi gần 1.200 tỷ đồng từ đầu năm. Hay FPT có gửi ngắn hạn quanh 24.000 tỷ, qua đó được trả lãi hơn 1.000 tỷ đồng.

Trong thời gian vừa qua, các ngân hàng liên tục đẩy lãi suất huy động lên mức cao, biểu lãi suất tại nhiều nhà băng đã vượt qua con số 10%/năm cùng nhiều ưu đãi cho số dư tiền gửi lớn.

Trong môi trường lãi suất cao, các doanh nghiệp có quy mô tiền nhàn rỗi lớn và dòng tiền kinh doanh ổn định có thể hưởng lợi từ diễn biến này cũng như dễ dàng vượt qua khó khăn hiện tại. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, nếu doanh nghiệp vay nợ nhiều cũng sẽ tạo áp lực lớn về chi phí vốn.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement