Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ tác động ra sao?

Ngày 20/7, Tổng cục Ngoại thương Ấn Độ cho biết, Chính phủ nước này đã cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati, động thái mới nhất trong nỗ lực của chính phủ nhằm kiềm chế giá lương thực tăng cao.

Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới cấm xuất khẩu hầu hết các loại gạo để kìm hãm giá gạo đang tăng lên ở trong nước. Động thái này có thể đẩy giá gạo toàn cầu lên cao hơn nữa trong bối cảnh hiện tượng thời tiết El Niño quay trở lại Thái Bình Dương.

Giá gạo toàn cầu vốn đã dao động quanh mức cao nhất trong 11 năm. Chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu gạo châu Á, B.V. Krishna Rao, cho rằng việc ban hành lệnh cấm đột xuất có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới khách hàng khi họ chưa thể tìm được nhà cung cấp thay thế.

Gạo là thực phẩm thiết yếu của hơn 3 tỷ người trên thế giới và gần 90% sản lượng lúa toàn cầu được thu hoạch tại châu Á, nơi chững kiến lượng mưa giảm mỗi khi El Nino diễn ra.

Lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ tác động ra sao? - Ảnh 1.

Những người phụ nữ gieo mạ trên cánh đồng lúa ở bang Assam, đông bắc Ấn Độ, ngày 5/7/2023. Ảnh: Getty

Theo tuyên bố từ Bộ Các vấn đề Người tiêu dùng Ấn Độ, lệnh cấm này là nhằm đảm bảo thị trường trong nước "có đủ gạo" cũng như phần nào "làm dịu đà tăng giá" của các sản phẩm gạo trắng không phải gạo bamasti.

Trong những tuần gần đây, mưa lớn ở phía bắc Ấn Độ đã làm hư hại cây trồng ở các bang bao gồm Punjab và Haryana. Các cánh đồng lúa ở các bang phía bắc đã bị nhấn chìm trong hơn một tuần, phá hủy những cây mạ mới trồng và buộc nông dân phải đợi nước rút để họ có thể tiến hành cấy lại. Ngược lại, ở các bang trồng lúa chủ yếu khác, nông dân đã chuẩn bị vườn ươm lúa nhưng không thể cấy mạ do không đủ mưa.

Tuy lệnh cấm này nhằm đảm bảo an ninh lương thực của Ấn Độ, đặc biệt trong bối cảnh diện tích trồng lúa của nước này suy giảm 6% so với năm 2022, nó lại có khả năng khiến giá gạo toàn cầu vốn đang cao còn tăng cao hơn nữa. 

Ấn Độ vốn là nước xuất khẩu gạo hàng đầu và chiếm hơn 40% thương mại gạo trên thế giới nên bất kỳ sự sụt giảm nào trong số lượng gạo xuất khẩu sẽ ảnh hưởng lên giá lương thực toàn cầu. Ngoài ra, nguyên nhân còn một phần tới từ lệnh cấm xuất khẩu gạo tấm được chính phủ nước này ban hành hồi tháng 9 trước đó.

Lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ tác động ra sao? - Ảnh 2.

Những bao gạo chất trên xe tải tại chợ ngũ cốc ở Ambala, Ấn Độ.Ảnh: Bloomberg

Nhận định về tình hình, CNBC trích dẫn ông Eve Barre, nhà kinh tế ASEAN tại công ty bảo hiểm tín dụng thương mại Coface, cho biết: "Nguồn cung gạo toàn cầu sẽ thắt chặt đáng kể do Ấn Độ là nhà sản xuất lương thực thứ hai thế giới". Công ty phân tích nông nghiệp Gro Intelligence cũng đưa ra nhận định tương tự khi cho biết lệnh cấm có khả năng làm trầm trọng thêm tình trạng mất an ninh lương thực đối với các quốc gia phụ thuộc nhiều vào gạo.

Cụ thể, báo cáo của Go Intelligence cho biết: "Các điểm đến hàng đầu của gạo Ấn Độ bao gồm Bangladesh, Trung Quốc, Benin và Nepal. Các nước châu Phi khác cũng nhập khẩu một lượng lớn gạo Ấn Độ".

Để ứng phó với tình trạng này, nhà kinh tế cấp cao Radhika Rao của Ngân hàng DBS cho biết các nhà nhập khẩu bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm của chính phủ Ấn Độ có thể chuyển sang tìm kiếm các nguồn cung thay thế trong khu vực ASEAN như Thái Lan và Việt Nam.

Giá gạo tăng cao?

Ngoài việc gây tác động tới nguồn cung, lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng không phải gạo bamasti của Ấn Độ còn có khả năng ảnh hưởng tiêu cực tới giá gạo. Ông Barre nhận định: "Ngoài việc giảm nguồn cung gạo toàn cầu, phản ứng hoảng loạn và đầu cơ trên thị trường gạo toàn cầu sẽ làm trầm trọng thêm việc tăng giá".

Giá đã dao động ở mức cao nhất trong thập kỷ, một phần là do nguồn cung thắt chặt hơn khi lương thực này trở thành một lựa chọn thay thế hấp dẫn do giá của các loại ngũ cốc chính khác tăng sau cuộc xung đột giữa Nga-Ukraina vào tháng 2/2022.

Giá lúa mì tăng vọt trong tuần này sau khi Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc ở Biển Đen. Thỏa thuận đã tìm cách ngăn chặn một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu bằng cách cho phép Ukraina tiếp tục xuất khẩu.

B.V. Krishna Rao, Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ (REA) cho biết, động thái tăng giá thu mua lúa của chính phủ đã đẩy giá gạo lên cao.

Lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ tác động ra sao? - Ảnh 2.

Người bán gạo ven đường ở Mumbai, Ấn Độ, vào ngày 7/1/2023. Ảnh: Bloomberg

"Tuy nhiên, chính phủ đang nắm giữ nhiều dự trữ hơn mức cần thiết cho các chương trình phúc lợi. Không cần phải hạn chế xuất khẩu", ông cho biết.

"Lạm phát gạo đã tăng tốc từ mức trung bình 6% so với cùng kỳ năm ngoái lên gần 12% vào tháng 6/2023", ông Rao nói thêm.

Ấn Độ đang vật lộn với giá rau, trái cây và ngũ cốc cao. Giá cà chua ở Ấn Độ đã tăng hơn 300% trong những tuần gần đây do thời tiết bất lợi. Một cuộc thăm dò của Reuters dự đoán lạm phát của nước này có thể đạt 4,58% so với cùng kỳ năm ngoái do giá lương thực tăng vọt.

Nhà phân tích cấp cao Oscar Tjakra của Rabobank dự đoán giá gạo toàn cầu sẽ tăng hơn nữa do thị phần của Ấn Độ trên thị trường toàn cầu. Tjakra dự đoán giá thậm chí có thể vượt qua mức cao nhất trong quý hai khi gạo thô đạt mức 18 USD/cwt.

NGỌC CHÂU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement