Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Xuất khẩu gạo lo cung không đủ cầu

Cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý đều có chung nhận định, nhu cầu gạo trên thế giới trong năm 2023 là rất cao. Xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ gặp thuận lợi.

Tại cuộc đánh giá tình hình xuất khẩu gạo năm 2022, nhận định các thuận lợi, khó khăn và thách thức trong năm 2023 do Bộ Công Thương tổ chức sáng ngày 21/2 tại TP.HCM.

Đại diện Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương nhận định, xuất khẩu gạo vẫn tiếp tục thuận lợi do nhiều nhà nhập khẩu bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Các nước Mỹ, châu Âu, Trung Quốc hạn hán nên nhu cầu lớn, nguồn cung gạo có nguy cơ thiếu hụt. Trong khi đó nước xuất khẩu gạo lớn nhất là Ấn Độ áp dụng lệnh cấm xuất khẩu gạo tấm và áp dụng thuế 20% với chủng loại gạo trắng.

Trong tháng 1/2023, gạo Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 47.000 tấn, tăng 13,2% so với cùng kỳ 2022. Dự báo trong năm nay, nhu cầu nhập khẩu gạo Việt Nam vào thị trường Trung Quốc rất mạnh..

Trong ngắn hạn, giá gạo vẫn ở mức tốt do những bất ổn về kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nhu cầu dự trữ lương thực tăng lên. Đây là yếu tố giúp các doanh nghiệp gạo được hưởng lợi trong thời gian tới.

Xuất khẩu gạo lo cung không đủ cầu - Ảnh 1.

Theo nhận định của Cục Trồng trọt, lượng gạo sản xuất năm nay đủ tiêu dùng trong nước và sẽ dành gần 7 triệu tấn phục vụ xuất khẩu.

Hiện, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam tương đương với Thái Lan, khoảng 463-467 USD/tấn. Giá lúa gạo hàng hóa ở ĐBSCL cũng đang có xu hướng tăng lên. Lúa thường tại ruộng hiện ở mức 6.650-6.750 đồng/kg, gạo lứt loại 1 từ 9.950-10.500 đồng/kg...

Nhu cầu gạo, đặc biệt gạo thơm từ Việt Nam hiện vẫn rất lớn. Ông Nguyễn Việt Anh, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Lương thực Phương Đông bày tỏ lo ngại về việc có thể thiếu gạo thơm cho xuất khẩu trong thời gian tới. Doanh nghiệp này đã gặp khó khăn trong việc mua gạo thơm phục vụ các đơn hàng xuất khẩu trong thời gian qua.

Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dẫn báo cáo tháng 1/2023 của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), dự báo thương mại gạo toàn cầu trong năm 2023 giảm khoảng 4% so với cùng kỳ năm 2022. Xuất khẩu dự báo giảm đồng loạt ở Argentina, Brazil, Campuchia, Trung Quốc, Liên minh Châu Âu, Ấn Độ, Lào, Malaysia, Pakistan, Paraguay, Nga, Senegal, Tanzania, Thổ Nhĩ Kỳ, Uruguay và Mỹ, trong đó, Ấn Độ và Pakistan giảm nhiều nhất (khoảng 2,1 triệu tấn) do sản lượng giảm và chính sách ổn định thị trường nội địa.

Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), dự kiến trong năm nay, tổng sản lượng lúa ở ĐBSCL là 24 triệu tấn, trong đó, khoảng 10,8 triệu tấn dùng cho tiêu dùng nội địa và khoảng 13,2 triệu tấn, tương đương 6,6 triệu tấn gạo hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu.

Năm 2022 xuất khẩu gạo của cả nước đạt 7,13 triệu tấn, trị giá 3,45 tỷ USD; tăng 13,8% về số lượng và tăng 5,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Gạo xuất khẩu chủng loại gạo trắng thường vẫn chiếm tỷ trọng dưới 45%. Chủng loại gạo Việt Nam có thế mạnh như, gạo thơm, gạo nếp, gạo trắng cao cấp… tăng, trong khi tỷ trọng xuất khẩu gạo thường, chất lượng thấp đã giảm.

Ngoài ra, một tín hiệu tích cực là chủng loại gạo hữu cơ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng mặc dù với số lượng xuất khẩu nhỏ nhưng giá trị mang lại khá cao.

Đ. KHẢI
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement