Dùng hình thức đánh nhau “tứa máu” bằng lá dứa để cảm tạ thần linh là một trong những phần đặc sắc của lễ hội Usaba Sambah ở Bali.
Advertisement
46 nghi thức, lễ hội vẫn được người dân của làng Tenganan Pegringsingan ở Karangasem, Bali tổ chức hằng năm trong nhiều thế kỉ qua. Được biết đây là ngôi làng luôn kế thừa và phát huy những nét văn hóa truyền thống xã hội độc đáo ở Bali.
Hằng năm, vào khoảng đầu tháng 5, cư dân ở đây lại tổ chức một lễ hội lớn kéo dài một tháng với tên gọi lễ hội Usaba Sambah. Lễ hội văn hóa Usaba Sambah diễn ra ở làng Tenganan nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống văn hóa của Bali.
Trong thời gian này, tất cả các cư dân đang tất bật chuẩn bị các bungan cơ bản đặc biệt có trong lễ hội, đó là sự kết hợp, gắn kết những chiếc lá dừa non với nhau để tạo thành một sản phẩm cầu kì, đẹp mắt. Loại hàng hóa này không có sẵn trên thị trường và phải được chính tay người dân địa phương chuẩn bị.
Những cô gái Tengananese chuẩn bị các bungan cơ bản cho lễ hội trước nghi lễ chiến đấu Mekare-kare.
Cặp phước lành - Đây là sính lễ để cúng dường cho Mekare-kare. Làng Tenganan Pegringsingan là nơi sinh sống của một cộng đồng người dân cổ đại, nên họ dường như tuân thủ rất nghiêm ngặt những truyền thống của nghi thức và nghi lễ.
Những người phụ nữ đã có gia đình đội các lễ vật gồm hoa, quả và bánh truyền thống tới nơi tổ chức lễ hội.
Đỉnh của lễ hội này chính là nghi lễ chiến đấu Mekare – kare. Trước khi nghi lễ chiến đấu bắt đầu, những người phụ nữ sẽ chuẩn bị những loại thảo dược như nghệ, galangal, giấm, dầu dừa và các thành phần khác dùng để pha hỗn hợp thuốc truyền thống có tác dụng chữa lành vết thương.
Các chàng trai trong lễ hội sẽ tham gia vào một nghi lễ chiến đấu makare-kare, những đấu sĩ sẽ cầm những lá dứa và cố gắng đâm vào đối thủ. Mỗi người có một tấm khiên được làm từ mây, tre. Khá nhiều chàng trai "tứa" máu nhưng họ cho rằng đây là cách để thể hiện chất nam tính trước những người phụ nữ.
Lá dứa được xếp chồng lên nhau và cột lại thành từng bó dày khá chắc chắn. Đây là vũ khí của trận đấu. Những vết thương do loại vũ khí đặc biệt này gây nên vô cùng khó chịu và đau đớn.
Các chàng trai Tengananese chiến đấu với nhau bằng cách sử dụng lá dứa gai góc trong Mekare-kare.
Người dân ở đây tin rằng mỗi giọt máu đổ ra đều là món quà thể hiện cho sự tôn kính của họ dành cho thần Indra.
Hai người đàn ông Tengananese chiến đấu với nhau ở giữa đám đông trong Mekare - kare. Họ không ngừng tấn công nhau bằng những bó lá dứa sắc nhọn và tấm khiên được đan bằng tre. Họ vật nhau và cố gắng không để đối phương hạ gục mình.
Bằng những thảo được mà những người phụ nữ Tengananese đã chuẩn bị trước khi nghi lễ chiến đấu Mekare - kare bắt đầu. Các chàng trai tiến hành trộn hỗn hợp thuốc ngay tại chỗ sau khi trận đấu kết thúc.
Các đấu sĩ giúp nhau thoa hỗn hợp thảo dược đặc biệt lên những vết thương để vết thương mau lành.
Dù đau đớn nhưng tất cả mọi thanh niên trong làng đều rất tự hào khi được tham gia lễ hội này, bởi họ coi đó là món quà của thần Indra - vị thần chiến tranh mà dân làng thờ tụng.