Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Lần đầu tiên trải nghiệm công nghệ xe tự lái "Made in Việt Nam"

Sản phẩm mới

13/07/2018 09:36

Trên thực tế, công nghệ xe tự lái do Việt Nam tự phát triển vẫn còn có khoảng cách xa so với thế giới, nhưng vẫn mang lại những niềm hi vọng.

Xe tự lái là thứ được nhắc tới rất nhiều trong khoảng 2 năm trở lại đây. Cùng với sự phát triển của xe điện, thì công nghệ xe tự lái được cho là sẽ dần được áp dụng và thay thế xe có người lái trong tương lai.

Trên thế giới, xe tự lái đã được thử nghiệm từ nhiều năm nay bởi những công ty công nghệ hay hãng xe hơi hàng đầu thế giới, và đã được áp dụng trên một số mẫu xe thương mại. Google, Tesla hay Uber đều nổi lên như những cái tên đầu tiên thử nghiệm công nghệ xe tự lái và sẽ sớm áp dụng rộng rãi khi hoàn thiện. Ngoài ra, Ford, Volvo hay Land Rover cùng nhiều hãng xe hơi khác cũng đang phát triển những công nghệ xe tự lái của riêng mình.

Về cơ bản, công nghệ xe tự lái sử dụng camera, các cảm biến, radar, và định vị vệ tính GPS, để xác định đường đi của chiếc xe, cũng như né tránh các vật cản trên đường hoặc phanh lại khi cần thiết. Công nghệ xe tự lái trên thế giới đã gần như hoàn chỉnh và chỉ còn chờ thời cơ thích hợp để được áp dụng rộng rãi.

Xe sử dụng 3 camera phía trên để tự lái
Xe sử dụng 3 camera phía trên để tự lái

Tất nhiên vấn đề của xe tự lái vẫn còn tồn tại. Xe tự lái có thể hoạt động rất tốt ở các môi trường thử nghiệm, các thành phố hay khu đô thị được xây dựng với mục đích huấn luyện và nghiên cứu xe tự lái. Đây là những thành phố ít giao thông, và các phương tiện ở đây đều di chuyển theo cách huấn luyện xe tự lái. Trong khi đó khi bước ra ngoài đường phố, xe tự lái vấp phải môi trường giao thông hoàn toàn khác với những con người di chuyển trên đường hoặc điều khiển xe, đều rất khó lường, gây khó khăn cho các công nghệ nhận diện.

Từ đầu năm tới nay, thế giới đã ghi nhận hai vụ có người tử vong do công nghệ xe tự lái. Điều này khiến công nghệ này đang được đặt nhiều dấu hỏi lớn và tạm thời nó sẽ bị trì hoãn việc "ra phố", và tiếp tục được thử nghiệm ở các thành phố riêng biệt.

Hệ thống máy tính sẽ xử lý các thông tin từ camera để vận hành xe.
Hệ thống máy tính sẽ xử lý các thông tin từ camera để vận hành xe.

Đó là trên thế giới, tại Việt Nam, công nghệ xe tự lái cũng đang được nghiên cứu và phát triển, FPT là cái tên "liều lĩnh" đó.

Công nghệ xe tự lái của FPT được nghiên cứu và phát triển từ giữa năm 2017. Tại khu công nghệ cao đặt tại TP.HCM, nhóm nghiên cứu xe tự lái của FPT gồm 10 người. Về cơ bản, nhóm này chuyên về phần mềm và lập trình để phát triển công nghệ xe tự lái của riêng FPT. Các phần cứng đều được mua để tiết kiệm chi phí. Theo chia sẻ từ một thành viên của nhóm, FPT dường như muốn phát triển giải pháp về công nghệ xe tự lái để chia sẻ cho một hãng sản xuất xe hơi tại Việt Nam, nhiều hơn là tự mình sản xuất ra một chiếc xe tự lái hoàn chỉnh.

Thiết bị được gắn trên vô lăng để đánh lái tự động khi vào cua.
Thiết bị được gắn trên vô lăng để đánh lái tự động khi vào cua.

Chiếc xe được thử nghiệm tại khu công nghệ cao là chiếc Kia Soul, đã được đặt thêm nhiều thiết bị để hỗ trợ cho công nghệ xe tự lái. Qua khoảng 1.500 giờ thử nghiệm công nghệ tự lái, chiếc xe đã được thay đổi khá nhiều về công nghệ cũng như các trang bị để thử nghiệm và nghiên cứu.

Ở lần trải nghiệm đầu tiên của người viết, chiếc xe được trang bị ba camera ở phía trên để ghi lại hình ảnh phía trước của xe. Xe không được trang bị các cảm biến hay radar giống như các mẫu xe tự lái hoàn chỉnh khác trên thế giới. Đại diện nhóm phát triển công nghệ xe tự lái của FPT tại TP.HCM cho biết, các công nghệ như cảm biến hay radar sẽ được thử nghiệm trong vòng 1-2 năm tới.

Thiết bị được gắn trên chân phanh để giảm tốc và dừng xe tự động.
Thiết bị được gắn trên chân phanh để giảm tốc và dừng xe tự động.

Bên trong xe là thiết bị được gắn vào vô lăng để điều khiển đánh lái, thiết bị gắn vào chân phanh để giảm tốc và dừng khi cần. Xe không có thiết bị gắn vào chân ga, vì vậy nó hoạt động ở tốc độ "ga-lăng-ti", vòng tua máy khoảng 1.200 vòng/phút ở vị trí D của hộp số. Tốc độ của xe khi tự lái là khoảng 10 km/h. Nó có thể được thử nghiệm tự lái ở tốc độ tối đa là 25 km/h thêm sự giúp đỡ đạp chân ga từ người ngồi lái.

Quan trọng nhất là hệ thống máy tính được gắn trên xe. Các máy tính này đã được học thông tin về các hình ảnh camera ghi lại, cũng như các thao tác đánh lái của người điều khiển xe ở các lần thử trước, vì vậy khi hoạt động, nó sẽ dựa vào hình ảnh từ camera để giúp xe di chuyển trên đường, đánh lái và né các chướng ngại vật.

Tự phát triển công nghệ xe tự lái là một khoản đầu tư đáng hoan nghênh của FPT.
Tự phát triển công nghệ xe tự lái là một khoản đầu tư đáng hoan nghênh của FPT.

Trải nghiệm thực tế khi ngồi ở vị trí lái trên chiếc xe thử nghiệm công nghệ tự lái của FPT, chỉ sử dụng camera, xe có thể tự lái trên đường thử, tự đánh lái khi vào cua, nhìn chung là không quá xuất sắc, nhưng đủ thú vị cho những gì người Việt tự phát triển. Điểm trừ là chiếc xe vẫn đánh lái hơi nhiều ở các đoạn đường thẳng, mới chạy ở tốc độ chậm và chưa tự động xử lý chân ga.

Theo đại diện nhóm nghiên cứu công nghệ xe tự lái của FPT tại TP.HCM, công nghệ này sẽ cần khoảng 2 năm nữa để hoàn thiện, sau đó có thể kết hợp với một hãng sản xuất ô tô tại Việt Nam để tạo ra một chiếc xe có trang bị tính năng tự lái. Dù trải nghiệm thực tế cho thấy công nghệ đang thử nghiệm của FPT vẫn còn khá sơ khai, nhưng vẫn nên chờ đợi xem 2 năm tới, công nghệ do FPT tự phát triển này sẽ đi về đâu.

So với đội ngũ phát triển công nghệ xe tự lái của Google, Uber hay Tesla vốn là những nhà khoa học hàng đầu thế giới, thì đội ngũ trẻ tại FPT tự mình phát triển công nghệ xe tự lái, cũng là điều rất đáng khen.

TÔ TÙNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement