Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Lạm phát - Ẩn số thách thức sự phục hồi kinh tế Việt Nam hậu COVID-19

Phân tích

18/10/2021 19:30

Dù chưa tác động tới ổn định kinh tế vĩ mô, song sức ép lạm phát là rất lớn, đặc biệt trong bối cảnh nới lỏng tiền tệ như hiện nay, theo chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS).

Quan điểm trên được PGS.TS Phạm Thế Anh - Kinh tế trưởng VESS, chia sẻ tại buổi toạ đàm trực tuyến với chủ đề “Đánh giá tình trạng kinh tế Việt Nam 2021 và dự báo những rủi ro trong năm 2022” diễn ra vào sáng nay (18/10/2021).

photo-cms-viettimes-zadn-vn_untitled-3828(1).png
PGS. TS Phạm Thế Anh (phải) phát biểu tại toạ đàm “Đánh giá tình trạng kinh tế Việt Nam 2021 và dự báo những rủi ro trong năm 2022”.

Theo tính toán của vị chuyên gia này, chỉ số điều chỉnh GDP (GDP deflator) trong 9 tháng đầu năm 2021 đã tăng 23% so với cùng kỳ, cao gấp nhiều lần chỉ số CPI mà Tổng cục Thống kê đã công bố. GDP deflator là chỉ số đo lường mức giá trung bình của tất cả hàng hoá và dịch vụ được tính vào GDP, thay vì chỉ tính toán giá cả của một số loại hàng hoá thiết yếu.

Lý giải về mức lạm phát thấp trong quý 3/2021, vị chuyên gia này cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do việc đứt gãy chuỗi cung ứng khiến doanh nghiệp khó đưa hàng hoá tới tay người tiêu dùng, trong khi sức cầu của nền kinh tế bị suy yếu bởi các biện pháp giãn cách.

Tuy nhiên, việc giá nguyên vật liệu (như xăng, dầu) tăng nhanh, cộng với chi phí logistics và chi phí phòng chống dịch bệnh, khiến chi phí sản xuất của các doanh nghiệp tăng mạnh trong thời gian qua. “Chi phí sản xuất sớm hay muộn cũng sẽ phản ánh vào giá cả hàng hoá đầu ra”, vị này nêu quan điểm, thêm rằng “sức ép lạm phát là rất lớn, đặc biệt trong bối cảnh nới lỏng tiền tệ hiện nay”.

Bên cạnh đó, mặt bằng lãi suất thấp cũng kích thích dòng tiền chuyển sang bất động sản, chứng khoán, dẫn tới sự hình thành của ‘bong bóng’ tài sản. Trong bối cảnh ấy, nhiều doanh nghiệp đã tranh thủ đem tiền nhàn rỗi đi đầu tư vào thị trường chứng khoán.

PGS. TS Phạm Thế Anh cũng cho rằng khả năng NHNN hạ lãi suất tiếp gần như không có, thay vào đó, các biện pháp hỗ trợ cho nền kinh tế sẽ chủ yếu đến từ chính sách tài khoá.

Hai kịch bản cho tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2021

Lạm phát - ẩn số thách thức sự phục hồi kinh tế Việt Nam hậu Covid-19 ảnh 2

Cũng tại buổi tọa đàm, TS. Nguyễn Đức Thành - Giám đốc VESS, đã đưa ra hai kịch bản tăng trưởng cho kinh tế Việt Nam trong năm 2021.

Ở kịch bản cao, chuyên gia của VESS cho rằng Việt Nam sẽ thống nhất được các biện pháp thích ứng với dịch bệnh và vẫn đảm bảo sản xuất và lưu thông hàng hóa không bị đứt gãy từ Quý 4/2021.

Bên cạnh đó, các hoạt động sản xuất và tiêu dùng được hồi phục tích cực. Các trung tâm kinh tế hoàn thành kế hoạch tiêm chủng ngay trong nửa đầu Quý 4/2021, và mở rộng ra các tỉnh trong những tháng cuối năm.

VESS dự báo, tăng trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam có thể đạt 1,8%, trong đó lĩnh vực nông, lâm và thủy sản tăng trưởng 2,5%; công nghiệp và xây dựng tăng 4%; dịch vụ tăng 0%.

Đối với kịch bản thấp, VESS dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam chỉ đạt 0,2%, trong đó lĩnh vực nông, lâm và thủy sản tăng trưởng 1,4%; công nghiệp và xây dựng tăng 1%; dịch vụ giảm 0,7%.

Theo TS. Nguyễn Đức Thành, trong thời gian tới, Việt Nam cần ưu tiên đẩy nhanh tiến độ và quy mô tiêm chủng tại các địa phương, từ đó vấn đề khai thông đi lại và lưu thông hàng hóa sẽ được giải quyết.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần đưa ra các gói tài khóa tập trung vào củng cố hạ tầng, trang thiết bị ngành y tế và lực lượng y bác sĩ. Đồng thời, người lao động mất việc làm cần được hỗ trợ ngay, đặc biệt là trong khu vực phi chính thức.

Việt Nam cũng cần thực hiện các chính sách tiền tệ thích ứng nhằm đáp ứng nhu cầu tín dụng của nền kinh tế. Tuy nhiên, TS. Nguyễn Đức Thành lưu ý tăng trưởng cung tiền nên kiểm soát quanh mức 10% kèm theo các biện pháp kiểm soát rủi ro ở mức vừa phải.

Nhìn chung, triển vọng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam sẽ phụ thuộc vào (1) tốc độ và quy mô tiêm chủng vắc xin và (2) hiệu quả/phản ứng phụ của các biện pháp phòng chống bệnh dịch và (3) hiệu quả thực chất của các gói hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng.

Đồng Tiến
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement