10/04/2019 17:29
Kỹ năng gì giúp CEO của AirAsia biến hãng hàng không trị giá 0,26 USD thành doanh nghiệp tỷ USD?
Từ một hãng hàng không chỉ có giá 0,26 USD, ông Tony Fernandes đã biến AirAsia trở thành một trong những hãng hàng không hàng đầu thế giới.
AirAsia là hãng hàng không giá rẻ có trụ sở ở Kuala Lumpur (Malaysia). Đây là một trong những hãng hàng không tiêu biểu cho mô hình hàng không giá rẻ ở châu Á.
AirAsia cung cấp các chuyến bay nội địa và quốc tế tới hơn 100 địa điểm ở 22 quốc gia, đồng thời hiện cũng đã có nhiều công ty liên doanh ở các nước khác như Thai AirAsia, Indonesia AirAsia, Philippines AirAsia, AirAsia Zest và AirAsia Ấn Độ.
Người làm nên thành công của hãng hàng không này chính là Tony Fernandes – tỷ phú 52 tuổi.
CEO của AirAsia, Tony Fernandes. |
Năm 2001, Tony Fernandes mua lại hãng hàng không do một công ty Nhà nước của Malaysia sáng lập. Số tiền tượng trưng Fernandes bỏ ra để mua AirAsia là một ringgit (tiền Malaysia, tương đương khoảng 0,26 USD thời điểm đó), "đổi lấy" đống nợ 11 triệu USD cùng hai chiếc Boeing 737. Chỉ một năm sau, doanh nhân này đã giúp AirAsia có lãi và bắt đầu kế hoạch lấn sân ra toàn châu Á.
Năm 2018, AirAssia đoạt doanh thu 10,6 tỷ ringgit Malaysia (khoảng 2,58 tỷ USD).
Khi được hỏi về kỹ năng tuyệt vời nhất mà ông sở hữu với tư cách là một nhà lãnh đạo, người đàn ông 54 tuổi này nhấn mạnh vào một điều: Khả năng tìm kiếm những người tuyệt vời.
"Tôi nghĩ rằng sức mạnh lớn nhất của tôi, nếu tôi chỉ có 1, đó là tìm được những người tuyệt vời", ông Fernandes đã chia sẻ tại một hội nghị tài chính gần đây ở Singapore.
Năm 2018, AirAsia đã được bầu chọn là hãng hàng không giá rẻ tốt nhất thế giới trong năm do công ty nghiên cứu vận tải hàng không Skytrax lựa chọn.
Kể từ những ngày đầu của AirAsia, Fernandes đã phát triển đội ngũ của mình hơn 10 lần, từ 200 nhân viên và hai máy bay, đến nay ông có mạng lưới quốc tế gồm 20.000 người điều hành một phi đội gồm 250 máy bay.
Ông nói rằng mình ưu tiên tìm kiếm các cộng sự có kỹ năng giao tiếp tốt, những người có ý thức mạnh mẽ về mục đích sống của mình.
"Tôi tìm kiếm những người đang khao khát được thể hiện. Nếu bạn nhìn vào đội của tôi, có rất nhiều người đã làm điều đó hoặc muốn chứng minh điều gì đó".
Christopher Davison, đồng sáng lập và giám đốc điều hành của BigPay. |
Kỹ năng đó trở nên đặc biệt hữu ích khi Fernandes đang tìm kiếm một đối tác kinh doanh để thành lập liên doanh mới nhất của mình, ứng dụng thanh toán di động mới BigPay - một ứng dụng thanh toán thuộc AirAsia.
Fernandes nói rằng ông đã bị ấn tượng bởi sự nghiêm túc và quyết tâm của doanh nhân Christopher Davison khi gặp anh ta trong một quán bar ở London. Ông ấn tượng đến mức quyết định đưa anh ta trở thành đồng sáng lập và CEO của BigPay.
"Tuy nhiên, tìm được người giỏi chỉ là một phần trong công việc của người lãnh đạo. Biết cách giữ họ là một điều hoàn toàn khác", Fernandes lưu ý. Để làm điều đó, ông nói rằng ông tập trung đặc biệt vào ba điều: minh bạch, đánh giá cao và cho nhân viên khả năng phát triển.
"Nhiều công ty không nhận ra giá trị của những con người mà họ đang sở hữu", ông Fern Fernandes nói rằng ông là một trong những hãng hàng không duy nhất có một tổ chức thành lập bởi các nhân viên để đấu tranh cho quyền lợi của nhân viên.
"Tôi nghĩ rằng chúng tôi rất giỏi trong việc nhận ra điều đó", ông nói thêm.
Đối với Fernandes, điều đó cũng có bao gồm là cách ăn mặc giản dị gần gũi và cho phép được liên hệ trực tiếp giữa ông và nhân viên. Mỗi ngày ông thức dậy đều có hàng trăm tin nhắn đến từ nhân viên của mình.
"Hầu hết các doanh nhân nghĩ rằng họ biết tất cả, nhưng bạn phải lắng nghe tất cả những người khác xung quanh bạn", ông Fernandes cho biết.
Advertisement
Advertisement