Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Kinh tế Mỹ có thể rơi vào một đợt 'lạm phát đình trệ kiểu những năm 1970'

Quản trị

22/05/2022 13:52

Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Larry Summers cảnh báo Fed đang tạo ra nguy cơ "lạm phát đình trệ" và một cuộc suy thoái lớn cho nền kinh tế Mỹ.
news

Giá tiêu dùng tăng vọt, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, chi phí năng lượng tăng và Cục Dự trữ Liên bang quyết tâm kiểm soát lạm phát - là những đặc điểm đáng lo ngại khiến một số chuyên gia cảnh báo nền kinh tế Mỹ có thể quay trở lại "lạm phát đình trệ theo kiểu những năm 1970".

Lạm phát đình trệ là sự kết hợp giữa đình trệ kinh tế và lạm phát cao, được đặc trưng bởi giá tiêu dùng tăng vọt cũng như tỷ lệ thất nghiệp cao.

Kinh tế Mỹ có thể rơi vào một đợt 'lạm phát đình trệ kiểu những năm 1970' - Ảnh 1.

Người tiêu dùng Mỹ đang phải bỏ tiền ra nhiều hơn để mua sắm.

Hiện tượng này đã tàn phá nền kinh tế Mỹ trong những năm 1970 và đầu những năm 1980, khi giá dầu tăng vọt, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và chính sách tiền tệ dễ dàng đã đẩy chỉ số giá tiêu dùng lên tới 14,8% vào năm 1980, buộc các nhà hoạch định chính sách của Fed phải tăng lãi suất lên gần 20% trong năm đó.

Theo nhiều nhà kinh tế, một dấu hiệu có thể nói trước và hậu quả của lạm phát là giá năng lượng tăng, những người này tin rằng nó xảy ra khi giá dầu tăng đột ngột làm giảm năng lực sản xuất của nền kinh tế.

Ví dụ, vào năm 1973, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ đã áp đặt lệnh cấm vận cung cấp dầu cho Hoa Kỳ vì sự hỗ trợ của nước này cho Israel.

Sự khởi đầu của lệnh cấm vận đã làm trầm trọng thêm một vòng xoáy đang trên đà đi lên của giá dầu, với giá mỗi thùng tăng gấp đôi và sau đó tăng gấp bốn lần. Giá dầu tăng cao và tình trạng khan hiếm đã khiến người tiêu dùng buộc phải xếp hàng dài tại các trạm xăng trong khi chính quyền phải áp các biện pháp phân bổ như mua "lẻ chẵn" theo số giấy phép.

Đó là một cú sốc lớn đối với một nền kinh tế đã trở nên phụ thuộc vào dầu giá rẻ của nước ngoài.

Mặc dù cuộc khủng hoảng dường như tan biến với việc dỡ bỏ lệnh cấm vận dầu mỏ vào năm 1974, nhưng chỉ được một thời gian thì cuộc cách mạng Hồi giáo ở Iran đã mang đến làn sóng tăng giá dầu thứ hai vào năm 1978-1979.

Một số nhà kinh tế cho rằng, hiện tại, nền kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu "lạm phát đình trệ", sau khi Nga tấn công Ukraina khiến giá dầu tăng vọt. Mặc dù giá năng lượng đã điều chỉnh theo hướng giảm nhẹ trong tháng 4 trước khi chúng vượt qua mức cao được ghi nhận trong tháng 3.

Theo Hiệp hội Ô tô Mỹ (AAA), giá trung bình cho một gallon xăng là 4,59 USD trên toàn quốc vào thứ Sáu, tăng từ 3,04 USD một năm trước đó. Nó đánh dấu mức giá xăng cao nhất trong kỷ lục.

Cho đến khi lạm phát tăng đột biến gần đây, giá của mặt hàng thiết yếu này không cao hơn mức 4 USD một gallon trên toàn quốc kể từ năm 2008. Một số người Mỹ thậm chí còn trả tiền nhiều hơn cho nhiên liệu: ví dụ, ở các vùng của California, giá tới 7 USD cho một gallon xăng.

Đầu tháng này, Bộ Lao động Mỹ đã báo cáo rằng, giá cả đã tăng 8,3% trong tháng 4 so với năm trước. Mặc dù giảm nhẹ so với mức cao nhất trong 40 năm được ghi nhận vào tháng 3, nhưng nó vẫn cho thấy giá tiêu dùng đang ở mức cao bất thường và nhấn mạnh áp lực của lạm phát trong nền kinh tế.

Kinh tế Mỹ có thể rơi vào một đợt 'lạm phát đình trệ kiểu những năm 1970' - Ảnh 3.

Giá xăng ở Mỹ đã tăng cao kỷ lục trong tháng 3.

Giá tiêu dùng tăng nhanh đã buộc Cục Dự trữ Liên bang phải vạch ra một lộ trình tích cực để bình thường hóa chính sách, với việc các nhà hoạch định chính sách nhất trí thông qua một đợt tăng lãi suất hơn 0,5% trong tháng Năm - động thái đầu tiên trong hai thập kỷ. Chủ tịch Fed Jerome Powell đã báo hiệu rằng, các động thái có quy mô tương tự sẽ được đưa ra bàn tại các cuộc họp vào tháng 6 và tháng 7 tới đây.

Cựu Bộ trưởng Tài chính Larry Summers, một người nổi tiếng trong lĩnh vực lạm phát, đã cáo buộc Fed hiểu sai về mức tăng đột biến của lạm phát và chờ đợi quá lâu để có hành động dập tắt mức tăng giá đột biến. Bằng cách làm như vậy, Summers đã viết trong một bài báo gần đây trên tờ Washington Post rằng, Ngân hàng trung ương Mỹ đã mở đường cho "lạm phát đình trệ".

Summers viết: "Tôi tin rằng Fed đã không thể hiện rõ mức độ sai sót của mình trong năm qua, họ đang hoạt động với một khuôn khổ không phù hợp và nguy hiểm, và cần phải có hành động mạnh mẽ hơn nữa để hỗ trợ ổn định giá cả so với khả năng có thể xảy ra".

Đồng thời, ông Summers cũng cho rằng, chính sách hiện tại của Fed có khả năng dẫn đến lạm phát đình trệ, với tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát đều ở mức trung bình trên 5% trong vài năm tới - và cuối cùng dẫn đến một cuộc suy thoái lớn.

Kinh tế Mỹ có thể rơi vào một đợt 'lạm phát đình trệ kiểu những năm 1970' - Ảnh 5.

Cựu Bộ trưởng Larry Summers cảnh báo nền kinh tế Mỹ có thể rơi vào tình trạng lạm phát đình trệ.

Cựu Chủ tịch Fed Ben Bernanke cũng cáo buộc các nhà lãnh đạo Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ hiện tại đã chờ đợi quá lâu để giải quyết lạm phát gia tăng và cảnh báo nền kinh tế sẽ phải đối mặt với giai đoạn lạm phát đình trệ lần đầu tiên kể từ những năm 1970. Bình luận của ông đánh dấu một ví dụ hiếm hoi về việc một cựu chủ tịch Fed chỉ trích ngân hàng trung ương Hoa Kỳ.

Danielle DiMartino Booth, Giám đốc điều hành kiêm chiến lược gia chính của Quill Intelligence và là cựu cố vấn cho chủ tịch Fed Dallas, cũng đã nói rằng lạm phát đình trệ "dường như là một diễn biến sắp xảy ra". Bà trích dẫn dự báo tăng trưởng kinh tế đang giảm dần trong quý đầu tiên cũng như lạm phát đối với năng lượng và thực phẩm cao gấp đôi so với những năm 1970.

Bà nói: "Thay vì có khả năng nới lỏng chính sách tiền tệ trong bối cảnh nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại, Fed đang bắt tay vào một chiến dịch thắt chặt".

NGUYỄN MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement