Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Kinh nghiệm "lội nước" an toàn cho xe hơi

Tư vấn

15/08/2018 13:30

Không chỉ những chiếc xe hơi cỡ nhỏ, ngay cả xe SUV gầm cao cũng cần điều khiển đúng cách để có thể vượt qua được vùng nước ngập.

Xe hơi sinh ra không phải để lội nước, nhưng trong một số điều kiện, nó vẫn cần phải vượt qua một mực nước sâu nhất định. Không chỉ là những cuộc thi offroad hay những hành trình xuyên rừng vượt suối, xe hơi không hiếm khi phải lội nước giữa trung tâm thành phố, tại Hà Nội hay TP.HCM.

Xe đi qua vùng ngập nước, bên cạnh thiết kế của xe thì đòi hỏi người lái phải có kỹ năng.
Xe đi qua vùng ngập nước, bên cạnh thiết kế của xe thì đòi hỏi người lái phải có kỹ năng.

Vì vậy, kỹ năng lái xe trong điều kiện ngập nước là hết sức quan trọng, bởi chỉ nmột sai lầm có thể khiến xe gặp nhiều vấn đề, có thể dẫn tới hỏng hóc nặng và tiêu tốn của chủ xe hàng trăm triệu đồng. Đáng chú ý, SUV gầm cao dù được giới thiệu có khả năng vượt địa hình tốt, nhưng không có nghĩa là nó hoàn toàn tự tin khi lao đầu vào vùng nước ngập, mà cần phải có những kỹ năng cơ bản, nếu không muốn cũng nằm im và chết máy dưới nước.

"Đo" độ sâu của nước

Mỗi mẫu xe được thiết kế có khả năng lội nước riêng, tùy vào cấu tạo của xe cũng như mục đích sử dụng. Có xe công bố lội nước 80cm, có xe công bố chỉ lội nước 30cm. Việc đầu tiên, hãy tôn trọng thông số kỹ thuật và đừng làm quá con số này, vì nhà sản xuất chắc chắn sẽ không đền bù thiệt hại cho chiếc xe nếu bạn sử dụng nó không đúng cách.

Về cơ bản, độ sâu khi lội nước của mỗi chiếc xe được ước lượng là ngang với tâm bánh xe. Bởi trên tâm bánh xe bắt đầu là phần gầm xe, với nhiều linh kiện, thiết bị có thể gặp hỏng hóc khi nước tràn vào. Phần được nhắc đến nhiều nhất khi lội nước chính là ống hút gió vào động cơ. Nếu nước lọt vào đây, nó sẽ chui vào động cơ và gây ra hiện tượng thủy kích. Tất nhiên còn rất nhiều bộ phận khác có thể hư hại, như hệ thống điện, hay mới đây nhất là bộ phận cầu trước của Mercedes-Benz GLC.

Mực nước ở dưới tâm bánh xe là đủ an toàn để vượt qua, nhưng đó mới là yếu tố đầu tiên, và vẫn chưa đảm bảo xe sẽ an toàn khi đi qua vùng ngập nước. Yếu tố tiếp theo là mặt đường, nó phải bằng phẳng để mực nước khi xe vượt qua là tương đối ổn định. Chỉ một hố sâu khiến xe sụt bánh, thì nước sẽ dễ dàng ập vào trong xe và việc lội nước sẽ dừng lại ở đây. Vì yếu tố mặt đường, nên tốt nhất chỉ nên lái xe vượt qua đường ngập nước ở những đoạn đường quen thuộc và bạn nắm rõ địa hình con đường này.

Nếu đường không quen, hãy dừng lại và quan sát xe phía trước di chuyển, từ đó xác định độ sâu của nước cũng như độ bằng phẳng của đường, ghi nhớ vị trí đặt bánh xe của xe đã vượt qua vùng ngập nước và đi theo.

Đi chậm, đều ga

Đi chậm, tốc độ dưới 10 km/h, và thật đều ga khi qua đường ngập nước. Điều này khiến sóng nước nhỏ và không thay đổi quá nhiều ở mực nước tâm bánh xe, an toàn khi lội nước. Tuyệt đối tránh thốc ga lao thẳng xuống vùng ngập nước. Tốc độ của xe sẽ tạo nên sóng nước lớn và nước dễ dàng tràn vào khoang động cơ, ống hút gió, lọt vào động cơ,... gây hư hại cho xe. Việc lao nhanh xuống vũng nước thậm chí sẽ khiến động cơ bị ngộp nước và chết máy ngay lập tức, do việc thốc ga khiến ống gió hút mạnh hơn và vô tình hút luôn cả nước vào động cơ.

Hết sức để ý xe ngược chiều hay xe phía sau có thể vượt lên và tạo sóng nước ảnh hưởng tới xe của bạn. Tốt nhất nên chọn thời điểm vắng xe hoặc các xe xung quanh đều di chuyển chậm.

Khi xe chết máy vì nước ngập

Không phải cứ đi đúng kỹ thuật là xe sẽ 100% vượt qua vùng nước ngập, dù bạn có cầm lái một chiếc xe bình dân hay một chiếc xe sang tiền tỉ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc xe chết máy khi đang lội nước, dù bạn đã tính toán rất kỹ, ví dụ như chập điện, đuối ga (với xe số sàn), sóng nước lớn, sụt bánh xe...

Việc luôn ghi nhớ khi xe chết máy giữa vùng nước ngập là không nổ máy lại. Bởi nếu nước đã lọt vào động cơ, việc nổ máy sẽ gây nên hiện tượng thủy kích, làm cong tay biên, gẫy tay biên hay thậm chí vỡ lốc máy, khiến chi phí sửa chữa là rất tốn kém. Hãy trả hộp số về vị trí N, đẩy xe qua vùng ngập sâu nếu có thể, và gọi cứu hộ ngay lập tức.

Nói chung, ngập nước không phải là một điều kiện đường tốt cho bất kỳ chiếc xe hơi nào. Tuy nhiên trong điều kiện khí hậu cũng như giao thông tại Việt Nam, thì việc phải lội nước vài lần mỗi năm lại là bất khả kháng.

Vì vậy, ngoài việc trang bị kiến thức và kỹ năng lái xe trong điều kiện ngập nước, người tiêu dùng nên tìm hiểu khả năng lội nước của mỗi chiếc xe trước khi đưa ra ý định chọn mua. 

TÔ TÙNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement