Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 5 tháng đạt 20,26 tỷ USD

Báo cáo ngành hàng

30/05/2023 09:25

Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, sản xuất và kinh doanh nông, lâm, thủy sản vẫn có những tín hiệu tích cực. Điển hình là xuất khẩu các mặt hàng nông sản sang Nhật Bản, khu vực châu Á đã tăng trở lại.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tháng 5, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 4,85 tỷ USD, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước. 5 tháng đầu năm, nhiều mặt hàng xuất khẩu chính có giá trị xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước nên tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 20,26 tỷ USD, giảm 11,1%. Trong đó, nhóm nông sản đạt 10,3 tỷ USD, tăng 9,9%; chăn nuôi đạt 190 triệu USD, tăng 34,5%; thuỷ sản 3,47 tỷ USD, giảm 25,9%; lâm sản đạt 5,52 tỷ USD, giảm 26,8%; đầu vào sản xuất đạt 779 triệu USD, giảm 25,9% và muối đạt 2 triệu USD, giảm 11,9%.

Trong khi nhiều mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao hơn cùng kỳ năm trước như: Cà phê 2,02 tỷ USD, tăng 0,2%; rau quả 1,97 tỷ USD, tăng 39,0%; hạt điều 1,28 triệu USD, tăng 5,5%; thịt, phụ phẩm 58 triệu USD, tăng 59,1%...; nhất là gạo đạt 2,02 tỷ USD, tăng tới 49%.

Giá xuất khẩu bình quân một số nông sản xuất khẩu chính giảm, cụ thể: Hồ tiêu 3.011 USD/tấn, giảm 34,9%; phân bón các loại 415 USD/tấn, giảm 35,2%; cao su 1.378 USD/tấn, giảm 21,5%; sắn và sản phẩm từ sắn 382 USD/tấn, giảm 12,0%... Riêng giá gạo đạt 517 USD/tấn, tăng 5,8%; cà phê đạt 2.295 USD/tấn, tăng 2,4%.

Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 5 tháng đạt 20,26 tỷ USD - Ảnh 1.

Việt Nam thu về 20,26 tỷ USD từ xuất khẩu nông lâm thủy sản.

Về thị trường xuất khẩu, 5 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản tới các thị trường thuộc khu vực châu Á đạt 9,73 tỷ USD, tăng 2,3%; châu Mỹ đạt 4,42 tỷ USD, giảm 34,6%; châu Âu đạt 2,42 tỷ USD, giảm 13,2%; châu Phi đạt 327 triệu USD, giảm 5,6%; châu Đại Dương đạt 280 triệu USD, giảm 28%.

Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản tiếp tục duy trì là 3 thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất. Giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 20,4%, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước; Hoa Kỳ chiếm 19,8%, giảm 35,2% và Nhật Bản chiếm 7,8%, giảm 1,2%.

Ổn định sản xuất trong nước theo hướng chuẩn hóa các ngành hàng

Bộ NN&PTNT cho biết, trong tháng 5 đầu năm, sản xuất nông, lâm, thủy sản tập trung chủ yếu vào chăm sóc và thu hoạch lúa và rau màu vụ Đông Xuân; gieo cấy lúa Hè Thu; tháo gỡ khó khăn chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản; đẩy nhanh tiến độ trồng rừng; hỗ trợ và khuyến khích ngư dân tích cực bám biển và nghiêm túc thực hiện các quy định về IUU.

Trong nước, các mặt hàng quả có nguồn cung dồi dào, tương đối ổn định, nhiều loại sắp vào vụ thu hoạch (xoài, sầu riêng, mít, chanh, vải). Chăn nuôi gia súc gia cầm vẫn nhiều khó khăn.

Thời tiết diễn biến bất thường, nắng nóng gay gắt hơn, nguy cơ thiếu nước phục vụ sản xuất nông, lâm, thủy sản và cháy rừng rất cao ở nhiều địa phương; dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh nông, lâm, thủy sản.

Để khắc phục những khó khăn này, cần đẩy mạnh phát triển thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Tiếp tục xử lý các vấn đề thị trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu nông sản, thủy sản, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU...

Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 5 tháng đạt 20,26 tỷ USD - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Cùng với đó, ngành nông nghiệp cần tận dụng các FTA, đặc biệt là Hiệp định CPTPP, EVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản chủ lực, hỗ trợ doanh nghiệp ký kết đơn hàng xuất khẩu mới. Phối hợp hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam ở nước ngoài.

Ngành nông nghiệp cũng xác định sẽ theo dõi, nắm bắt tình hình giá cả, nguồn cung các mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu, báo cáo Tổ điều hành thị trường trong nước và Ban Chỉ đạo giá của Chính phủ. Phối hợp với các địa phương hỗ trợ kết nối, thúc đẩy chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông sản vào vụ thu hoạch.

Tổ chức các hoạt động như: Diễn đàn kết nối thúc đẩy xuất khẩu rau gia vị và gia vị sang thị trường EU; các diễn đàn 970 hỗ trợ kết nối tiêu thụ nông sản; tọa đàm phổ biến thông tin, quy định thị trường và thị hiếu tiêu dùng, kết nối tiêu thụ thông qua hệ thống tham tán thương mại, nông nghiệp tại các thị trường, các chuỗi phân phối bán lẻ trong nước đối với một số mặt hàng có sản lượng lớn khi vào vụ thu hoạch trong tháng 6 (vải, mít, chôm chôm, thanh long, chanh...).

Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2023 sẽ đạt 25,8 tỷ USD.

LAN ANH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement