Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Kiểm soát không xuể thực phẩm nơi đông công nhân

Vĩ mô

13/12/2016 09:07

Ngày 13-12, Đoàn giám sát của Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai về việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm.

arrayContent_title

Đoàn đại biểu Quốc hội kiểm tra bữa ăn giữa ca và trao đổi với công nhân Công ty Pouchen Việt Nam (xã Hóa An, TP Biên Hòa, Đồng Nai) - Ảnh: A Lộc

Tại buổi làm việc, ông Phùng Quốc Hiển - phó chủ tịch Quốc Hội - qua kiểm tra thực tế các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, đoàn giám sát nhận thấy các cơ sở đều có ý thức chấp hành pháp luật về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tuy nhiên, ông Hiển cho rằng có những nơi kinh doanh và sản xuất thực phẩm vẫn còn mập mờ trong công bố thông tin, nhãn mác. Cụ thể, khi kiểm tra thực phẩm tươi sống tại một siêu thị thì chỉ có tên sản phẩm chứ không có các thông tin khác như quy chuẩn quy định, xuất xứ hàng hóa.

Theo ông Hiển, Đồng Nai còn tồn tại tình trạng kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, kinh doanh vãng lai, nhất là ở các khu công nghiệp có đông công nhân.

Mặt khác, việc kiểm tra, kiểm nghiệm đầu vào đối với các sản phẩm thuốc trừ sâu, thức ăn chăn nuôi chưa được chặt chẽ, còn hình thức trong cấp giấy chứng nhận. Cụ thể, đối với vấn đề cấp chứng nhận VietGap cho sản phẩm rau an toàn vẫn còn lỏng lẻo.

Có những cơ sở sau khi được cấp phép, lại thiếu giám sát việc ghi chép thông tin hằng ngày nên không kiểm soát được chất lượng, quy trình sản xuất.

Vì vậy ông Hiển yêu cầu Đồng Nai nỗ lực hơn nữa để kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc thực phẩm để tránh nguy cơ gây ngộ độc.

Cũng tại buổi làm việc, bà Nguyễn Hòa Hiệp, phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, cho hay trong 5 năm qua trên địa bàn Đồng Nai đã xảy ra 25 vụ ngộ độc thực phẩm, trung bình có hơn 4 vụ/năm với số ca mắc là 822 người, 5 người chết.

Qua thanh tra phát hiện trên 1.200 cơ sở vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm, ra quyết định xử phạt trên 5,6 tỉ đồng và xử lý hình sự một đơn vị vi phạm về sản xuất gia vị giả nhãn mác tại huyện Trảng Bom.

Tuy nhiên, Đồng Nai cũng thẳng thắn cho rằng chính quyền các cấp quan tâm nhưng vẫn còn ngộ độc thực phẩm ở các khu công nghiệp, bếp ăn và chưa kiểm soát hết nguồn tồn dư hóa chất trong nguyên liệu thực phẩm từ nông, lâm, thủy sản...

Lý giải nguyên nhân, UBND tỉnh Đồng Nai cho biết do tập quán ăn uống, trình độ dân trí thấp, đặc biệt là do thu nhập thấp nên người dân còn dùng sản phẩm giá rẻ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Mặt khác công tác bảo vệ môi trường chưa theo kịp nên môi trường đất, nước để trồng trọt, chăn nuôi còn ô nhiễm.

Bên cạnh đó áp lực của việc nâng cao năng suất vật nuôi, cây trồng làm tăng việc sử dụng hóa chất trong quá trình sản xuất thực phẩm. Đây là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm, tồn dư hóa chất trong sản phẩm thực phẩm.

Tỉnh Đồng Nai cũng kiến nghị Chính phủ cho phép thực hiện thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại các tỉnh, đồng thời thành lập các trung tâm an toàn thực phẩm tuyến huyện nhằm tăng cường quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Theo H.MI (Báo Tuổi Trẻ)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement