Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Khuyến nghị cổ phiếu 9/11: MBB, FPT, IDC, PVT, BMI, VNM

Chứng khoán

08/11/2022 19:51

MBB, FPT, IDC, PVT, BMI, VNM là những cổ phiếu cần quan tâm trong phiên 9/11, theo khuyến nghị của các công ty chứng khoán.

Khuyến nghị MBB: Khả quan với giá mục tiêu 30.600 đồng/CP

CTCK VNDirect – VND: Ngân hàng TMCP Quân Đội (HOSE: MBB) đạt hạn mức tăng trưởng tín dụng cao thứ 3 toàn ngành năm 2022: Nhờ tỷ lệ an toàn vốn (CAR) ở mức 12%, LDR ở mức 78% vào cuối Q3/22, theo ước tính của chúng tôi, và tham gia vào việc xử lý tổ chức tín dụng yếu kém, MBB đã được tăng thêm 5% hạn mức tín dụng vào tháng 10 vừa qua. 

Tương đương, hạn mức tín dụng cả năm 2022 của MBB được nâng lên 23% svck, cao thứ 3 trong toàn ngành ngân hàng, sau VPB và HDB. Cho vay của MBB tăng trưởng 17,2% so với đầu năm vào cuối Q3/22, chúng tôi ước tính ngân hàng còn khoảng 23,5 nghìn tỷ hạn mức tín dụng trong Q4/22.

Q3/22, NIM tăng trưởng vượt qua kỳ vọng của chúng tôi: Q3/22 tổng thu nhập hoạt động (TOI) tăng 26,2% svck nhờ thu nhập lãi (NII) tăng 38,7% svck bù trừ với thu nhập ngoài lãi (non-II) giảm 10,9% svck. Thu nhập ngoài lãi giảm chủ yếu do thu nhập từ hoạt động bảo hiểm giảm 58,1% svck và thu nhập từ phí giảm 15,3% svck. 

Chi phí dự phòng giảm 45,9% svck, giúp LN ròng tăng vọt 61,4% svck đạt 4.879 tỷ đồng. Trong 9T22, lợi nhuận trước thuế (PBT) đạt 18.192 tỷ đồng, tăng 53,1% svck, đạt 88% dự báo của chúng tôi và 90% kế hoạch cả năm của ngân hàng. 9T22 NIM đã tăng 75 điểm cơ bản svck, cao hơn so với chúng tôi dự báo là 5% giai đoạn 2022-2024, do đó chúng tôi điều chỉnh NIM lên 5,4%/5,3%/5,4% giai đoạn 2022-2024.

Chất lượng tài sản càng ngày càng được nâng cao: Tỷ lệ nợ xấu (NPL) đạt 1,02% cuối Q3/22, thấp hơn mức 1,18% cuối Q2/22, nhưng cao hơn 0,98% cuối Q4/21. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) giảm về 207,7% cuối Q3/22 từ mức 221,4% cuối Q2/22 và 268% cuối Q4/21. Trong 9T22, ngân hàng đã xóa 3.860 tỷ đồng (+9% svck) nợ xấu, giúp tỷ lệ xóa nợ lên mức 1,78%, cao hơn mức 1,71% trong 9T21.

Duy trì khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu thấp hơn 30.600 đồng/cp: Giá mục tiêu mới của chúng tôi dựa trên sự kết hợp của phương pháp thu nhập thặng dư (Chi phí vốn: 15,7%, tăng trưởng dài hạn: 3%) và P/B 1,4 lần năm 2023 với tỷ trọng tương đương. Chúng tôi giảm P/B mục tiêu từ 2,0 lần về 1,4 lần phản ánh giai đoạn khó khăn đối với ngành ngân hàng khi tín dụng thắt chặt, NIM bị thu hẹp và chi phí tín dụng đang ngày một tăng. Rủi ro giảm giá bao gồm tăng trưởng cho vay thấp hơn dự kiến và nợ xấu cao hơn dự kiến.

Khuyến nghị cổ phiếu 9/11: MBB, FPT, IDC, PVT - Ảnh 1.

Biểu đồ giá cổ phiếu MBB trong 1 tháng qua.

Khuyến nghị FPT: Khả quan

CTCK MB - MBS: MBS duy trì khuyến nghị MUA cho cổ phiếu FPT với các luận điểm sau: (1) Doanh thu và lợi nhuận sau thuế duy trì tăng trưởng 2 chữ số; (2) Trúng thầu nhiều hợp đồng CNTT mới cả trong và ngoài nước (3) Chi tiêu cho CNTT toàn cầu và trong nước tăng trưởng mạnh mẽ trong 2022-2023.

Kết thúc Quý 3 năm 2022, FPT ghi nhận doanh thu đạt 30.975 tỷ đồng, tăng 24,1% so với cùng kỳ lợi nhuận trước thuế 5.665 tỷ đồng, tăng 23,8%, hoàn thành 73% mục tiêu doanh thu và 74,4% lợi nhuận năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 4.856 tỷ đồng, tăng hơn 28% so với 2021.

Mảng công nghệ ghi nhận 17.742 tỷ đồng doanh thu (+24,1% so với cùng kỳ), LNTT đạt 2.635 tỷ đồng (+25,7%), chiếm 47% cơ cấu lợi nhuận cả tập đoàn.

Mảng viễn thông có doanh thu duy trì tăng 17,1% so với 2021, đạt 10.807 tỷ đồng. Biên lợi nhuận đạt 18,8%, tăng nhẹ nhờ tăng trưởng lợi nhuận từ mảng PayTV.

Mảng giáo dục tăng trưởng mạnh mẽ, tăng 47% so với cùng kỳ với doanh thu đạt 3.104 tỷ đồng, tăng 47% svck.

Dựa trên phương pháp định giá từng phần và Phương pháp so sánh P/E, MBS khuyến nghị MUA với giá mục tiêu là 104.100/cp, upsize 40%. Rủi ro đầu tư: Biến động tỷ giá ở các thị trường quốc tế chính của FPT cùng với rủi ro suy thoái sâu hơn dự kiến khiến chi tiêu cho mảng Công nghệ không đạt như kỳ vọng. Bên cạnh đó còn có sự cạnh tranh gay gắt của ngành viễn thông trong nước.

Khuyến nghị cổ phiếu 9/11: MBB, FPT, IDC, PVT - Ảnh 2.

Biểu đồ giá cổ phiếu FPT trong 1 tháng qua.

Khuyến nghị IDC: Khả quan

CTCK SSI - SSI Research: Tổng Công ty IDICO – CTCP (HNX: IDC) đang giao dịch tại PE 2022 lần lượt là 5,5x và PB là 2,1x. SSI duy trì khuyến nghị MUA từ báo cáo trước. Giá mục tiêu 1 năm là 59.300 đồng/cp - sau khi tăng tỷ lệ chiết khấu và giảm diện tích thuê từ giai đoạn 2024-2025 nhằm phản ảnh dòng vốn FDI chậm do suy thoái kinh tế. 

SSI đánh giá tích cực IDC với vị thế là một trong những nhà phát triển KCN lớn nhất Việt Nam với diện tích đất sẵn sàng thuê 717 ha, tập trung ở các khu vực Long An, Bà Rịa Vũng Tàu, Thái Bình. Chi phí đền bù giải tỏa thấp giúp IDC duy trì biên lợi nhuận gộp hoạt động KCN trên mức 50% trong giai đoạn 2022-2026. Bên cạnh đó, dòng thu tiền tích cực từ các KCN hiện hữu giúp tỷ suất cổ tức của IDC đạt mức 10,3%.

Khuyến nghị cổ phiếu 9/11: MBB, FPT, IDC, PVT - Ảnh 3.

Biểu đồ giá cổ phiếu IDC trong 1 tháng qua.

Khuyến nghị PVT: Khả quan

CTCK KIS Việt Nam - KIS: Tổng công ty CP Vận tải Dầu khí (HOSE: PVT) công bố kết quả kinh doanh tích cực trong quý III/2022 với doanh thu đạt 2.330 tỷ đồng (tăng 39% so với cùng kỳ năm ngoái) và lợi nhuận sau thuế đạt 386 tỷ đồng (tăng trưởng 152%). Doanh thu tăng trưởng mạnh mẽ chủ yếu nhờ mảng vận tải (hoạt động kinh doanh cốt lõi của PVT) khi ghi nhận 1.807 tỷ đồng (tăng 45%) trong quý III/2022.

Tăng trưởng doanh thu mảng vận tải được thúc đẩy nhờ vào giá cước tàu chở dầu neo cao và sự đóng góp tới từ các tàu đầu tư mới. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế của PVT tăng trưởng đột biến chủ yếu tới từ khoản thanh lý tàu chở dầu đã hết khấu hao – PVT Athena khi mang về 205 tỷ đồng.

Nhìn chung, trong 9 tháng đầu năm 2022, PVT ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 6.609 tỷ đồng (tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái) và 832 tỷ đồng (tăng trưởng 38%), hoàn thành 102%/173% kế hoạch đã đề ra cho 2022F.

Biên lợi nhuận gộp của mảng vận tải tăng 3,5%p, góp phần giúp biên lợi nhuận gộp của toàn công ty tăng trưởng 1%p trong quý III/2022. Trong khi đó, nhờ vào khoản thu nhập khác từ việc thanh lý tàu PVT Athena, biên lợi nhuận ròng tăng mạnh 7,5%p lên 16,6% trong quý III/2022.

Bên cạnh đó, chỉ số chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp/Doanh thu giảm 0,1%p xuống 4,4% trong quý III/2022. KIS cho rằng biên lợi nhuận ròng sẽ quay trở lại lại mức bình thường trong khoảng 9,6 – 11,4% nếu PVT không thanh lý tàu Regan trong quý IV/2022F như kế hoạch đã đề ra trong ĐHCĐ 2022.

Dư nợ bằng USD của PVT ở mức gần 90 triệu USD (chiếm khoảng 60% tổng nợ vay cuối quý III/2022) với phần lớn là các khoản vay dài hạn dựa trên LIBOR kỳ hạn 3-6 tháng cộng biên độ dao động từ 2,5 - 5%. Do đó PVT sẽ dễ chịu rủi ro liên quan đến tỷ giá và lãi suất. Trong quý III/2022, công ty đã ghi nhận khoản lỗ tỷ giá 23,7 tỷ đồng (so với khoản lỗ 3,6 tỷ đồng trong quý III/2021), và chi phí lãi vay ghi nhận tăng 80% lên 76,7 tỷ đồng.

KIS kỳ vọng giá cước tàu chở dầu sẽ vẫn neo ở mức cao trong quý IV/2022F, và điều này sẽ giúp các công ty vận tải dầu khí như PVT được hưởng lợi. Bên cạnh đó, nhà máy Dung Quất gần đây đã công bố tăng công suất lên 109% sẽ đảm bảo được sản lượng vận chuyển cho PVT trong thị trường nội địa. Nhìn chung, KIS cho rằng, tăng trưởng doanh thu theo năm trong quý IV/2022F sẽ ở mức cao, tuy nhiên tăng trưởng doanh thu theo quý là chưa chắc chắn.

Khuyến nghị cổ phiếu 9/11: MBB, FPT, IDC, PVT - Ảnh 4.

Biểu đồ giá cổ phiếu PVT trong 1 tháng qua.

Khuyến nghị BMI: Mua với giá mục tiêu 29.000 đồng/CP

CTCK MB (MBS): Trong 9 tháng đầu năm 2022, doanh thu phí bảo hiểm của Tổng CTCP Bảo Minh (BMI – sàn HOSE) đạt 4.111 tỷ đồng, tăng trưởng 22% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm gốc đạt 3.961 tỷ đồng, doanh thu nhận tái bảo hiểm đạt gần 443,6 tỷ đồng, lần lượt tăng gần 25% và gần 13% so với cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận sau thuế tăng 19%, đạt 223 tỷ đồng.

Thu nhập bình quân đầu người tăng là một trong những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thị trường bảo hiểm. Triển vọng tăng trưởng toàn ngành bảo hiểm được kỳ vọng ở mức 10 - 15% hàng năm. Mức tăng trưởng này giảm hơn so với mức dự phóng 25 - 30% của các năm trước, nguyên nhân chủ yếu đến từ áp lực chung lên nền kinh tế và tài chính toàn cầu.

Chúng tôi khuyến nghị mua với giá mục tiêu của BMI lên 29.000 đồng/cổ phiếu. Giá mục tiêu đã phản ánh kỳ vọng về mức tăng trưởng 8% hàng năm trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm cũng như sự hưởng lợi từ môi trường lãi suất huy động tăng. Chúng tôi đưa dự phóng BMI trả cổ tức bằng tiền mặt 1.200 đồng/cổ phiếu (tương đương với lợi suất cổ tức là 6,8%) trong năm 2022 và năm 2023.

Khuyến nghị cổ phiếu 9/11: MBB, FPT, IDC, PVT, BMI, VNM - Ảnh 5.

Biểu đồ giá cổ phiếu BMI trong 1 tháng qua.

Khuyến nghị VNM: Khả quan với giá mục tiêu là 83.900 đồng/CP

CTCK KB Việt Nam (KBSV): CTCP Sữa Việt Nam (VNM – sàn HOSE) đã công bố kết quả kinh doanh quý III/2022, trong đó doanh thu đạt 16,1 nghìn tỷ đồng (giảm 0,7% so với cùng kỳ năm ngoái) và lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ đạt 2,3 nghìn tỷ (giảm 21,4%).

Trong 9 tháng năm 2022, doanh thu vẫn duy trì ở mức 44,9 nghìn tỷ đồng (giảm 0,5% so với cùng kỳ năm ngoái) nhưng lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ giảm chỉ còn 6,6 nghìn tỷ (giảm 20,3%), hoàn thành 68%/60% kế hoạch.

Doanh thu ở thị trường nội địa đạt 13,8 nghìn tỷ đồng (đi ngang so với cùng kỳ năm ngoái) được đóng góp bởi 12,4 nghìn tỷ đồng (xấp xỉ cùng kỳ năm ngoái) doanh thu của công ty mẹ và 832 tỷ đồng (tăng 4,7%) doanh thu của công ty con MCM. Ban lãnh đạo cũng kỳ vọng doanh thu nội địa sẽ tăng trưởng 1 con số trong quý IV/2022F.

Doanh thu thị trường trong nước đi ngang so với mức nền cao trong quý III/2021 và tăng 7,7% so với quý trước nhờ việc lấy lại thị phần bằng nhờ việc tái cấu trúc lại hệ thống phân phối trong quý III/2022.

Trong khi đó, doanh thu xuất khẩu giảm 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái còn 2,3 nghìn tỷ trong quý III/2022 do nhu cầu thấp ở thị trường Trung Đông trong môi trường lạm phát và chi phí vận chuyển cao. Ngược lại, doanh thu của các công ty con ở thị trường Mỹ và Campuchia tăng trưởng ấn tượng 26% và đạt 1,1 nghìn tỷ đồng.

Biên lợi nhuận gộp trong quý III/2022 thu hẹp 3,4%p so với cùng kỳ năm ngoái và 1,2%p so với quý trước, chỉ còn 39,5% nguyên nhân bởi VNM đã mua hợp đồng kỳ hạn cho nguyên liệu đầu vào ở mức giá cao. Giá tương lai của sữa bột nguyên liệu đã giảm mạnh hơn 30% so với đỉnh của quý II/2022 và ban lãnh đạo kì vọng VNM sẽ bắt đầu hưởng lợi và cải thiện biên lợi nhuận gộp từ quý IV/2022F.

Theo ban lãnh đạo, tỉ giá tăng sẽ ảnh hưởng một phần nhỏ lên lợi nhuận do VNM vẫn là công ty nhập siêu và VNM có khoản nợ bằng đồng USD khoảng 400 triệu USD vào cuối quý III/2022.

Do đó, chúng tôi khuyến nghị nắm giữ đối với cổ phiếu VNM, với giá mục tiêu 83.900 đồng/CP.

Khuyến nghị cổ phiếu 9/11: MBB, FPT, IDC, PVT, BMI, VNM - Ảnh 6.

Biểu đồ giá cổ phiếu VNM trong 1 tháng qua.

Thông tin bài viết là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

TRUNG HIẾU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement