Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Không sớm mở rộng, sân bay Nội Bài sẽ 'vỡ trận'

Vĩ mô

13/09/2017 07:25

Đã đến lúc phải nghĩ đến việc tiếp tục đầu tư cho sân bay Nội Bài nếu không sẽ sớm “vỡ trận” vào năm 2020.

Tại buổi làm việc giữa lãnh đạo Bộ GTVT và TP Hà Nội chiều qua (12/9), Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa và Chủ tịch Nguyễn Đức Chung đều cho rằng, đã đến lúc phải tính toán tiếp tục đầu tư mở rộng sân bay Nội Bài nếu không sẽ sớm “vỡ trận” quá tải vào năm 2020. Hà Nội cũng thống nhất ứng chi phí rà soát, đánh giá kế hoạch mở rộng CHK quốc tế Nội Bài, dự kiến khoảng 30 tỷ đồng.

Đến năm 2020, sau khi nâng cấp cả nhà ga T1 và T2, công suất của CHK quốc tế Nội Bài mới đạt khoảng 30 triệu khách/năm, thấp hơn so với dự báo là 34,5 triệu khách/năm - Ảnh: Tạ Tôn

Đầu tư hạ tầnggiao thông là khâu đột phá của Hà Nội

Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông giai đoạn 2016 - 2020 được Hà Nội xác định đây là một trong những khâu đột phá. Chính vì vậy, trong số 52 dự án trọng điểm của thành phố được xác định trong năm 2016 để tập trung nguồn lực, có tới 39 dự án liên quan tới cầu đường.

Sắp xếp luồng tuyến vận tải, quyết “xe mỗi tỉnh về một bến”

Về sắp xếp luồng tuyến vận tải, Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa và Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đều thống nhất quan điểm “xe mỗi tỉnh về một bến”. Trước đó, theo Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện, hiện chỉ còn bến xe Nước Ngầm và Giáp Bát vẫn còn tình trạng xe của tỉnh Thái Bình và tỉnh Nam Định cùng về cả hai bến này.

“Đang có nhiều ý kiến khác nhau. Các nhà xe muốn về Giáp Bát nhưng bến này đang quá tải. Chúng tôi quyết tâm sắp tới sẽ sắp xếp mỗi tỉnh vào một bến, dự kiến xe Thái Bình ở Nước Ngầm và xe Nam Định về Giáp Bát”, ông Viện nói.

“Hiện, chúng tôi đã bố trí đủ hơn 3.200 tỷ đồng cho dự án đường vành đai 1 (VĐ1). Với dự án đường VĐ2 đoạn từ cầu Nhật Tân đến Ngã Tư Sở đã thu xếp xong vốn Ngân hàng Thế giới WB. Đoạn từ Ngã Tư Sở đến cầu Vĩnh Tuy, dự án được phê duyệt là đường trên cao, tuy nhiên sau khi rà soát lại, chúng tôi đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ giao nhà đầu tư thực hiện luôn dự án đường dưới thấp, tiết kiệm được 1.700 - 1.800 tỷ đồng.

Nhà đầu tư cũng chấp nhận ứng tiền GPMB”, ông Chung nói và cho biết, riêng dự án đường VĐ3 sẽ phấn đấu hoàn thành trong năm 2018. Với đường VĐ2.5, cố gắng xong trước năm 2020.

Trước đó, báo cáo về công tác đầu tư xây dựng công trình giao thông, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng cho biết, Hà Nội đã hoàn thành và khởi công nhiều công trình hạ tầng giao thông quan trọng gồm 12 cầu yếu, một số đoạn tuyến hướng tâm, vành đai, trục chính đô thị. Riêng danh mục 7 công trình giao thông cấp bách do thành phố thực hiện, Hà Nội đã hoàn thành hai cầu vượt Ô Đống Mác - Nguyễn Khoái và nút giao Cổ Linh; khởi công VĐ3 dưới thấp đoạn Mai Dịch - Cầu Thăng Long; chuẩn bị khởi công cầu vượt nút giao An Dương và cầu vượt Phạm Ngọc Thạch - Chùa Bộc. Hiện, chỉ còn cầu vượt Trần Hưng Đạo - Lương Yên và Bạch Mai - Lê Thanh Nghị tạm thời chưa tiếp tục triển khai thực hiện.

Liên quan đến các vấn đề giao thông của Hà Nội, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công cho biết, trên địa bàn thành phố hiện có 7 dự án do Bộ GTVT quyết định đầu tư gồm: Dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông, tuyến Yên Viên - Ngọc Hồi; dự án đầu tư xây dựng đường Hoà Lạc - Hoà Bình, cải tạo nâng cấp QL6 đoạn Xuân Mai - Hoà Bình; dự án xây dựng cầu Việt Trì - Ba Vì; dự án đầu tư xây dựng cầu cạn đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long (dự kiến khởi công cuối tháng 9); dự án nâng cấp tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ theo hình thức BOT và các dự án nạo vét luồng kết hợp tận thu sản phẩm trên địa bàn Hà Nội.

Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa phát biểu tại buổi làm việc với Hà Nội

Tư vấn Pháp nghiên cứu đục thông vòm cầu đường sắt phố Phùng Hưng

Cũng tại buổi làm việc, bàn về vấn đề nên hay không đục thông vòm cầu đường sắt phố Phùng Hưng theo gợi ý của Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa, Cục trưởng Cục Đường sắt VN Vũ Quang Khôi cho biết, các vòm cầu đường sắt này đã được xây dựng hơn 100 năm.

“Trước đây, các vòm cầu này được sử dụng thông thoáng hai bên. Tuy nhiên, từ những năm 80, phía đường sắt và Hà Nội đã phối hợp xây lấp để đảm bảo vệ sinh và an ninh trật tự”, ông Khôi nói

Từ 16/12/2016 - 15/7/2017, trên địa bàn TP Hà Nội đã xảy ra 807 vụ TNGT đường bộ, đường sắt, làm chết 319 người, bị thương 656 người. So với cùng kỳ năm 2016, TNGT giảm cả 3 tiêu chí: 88 vụ (9,8%), 11 người chết (3,3%) và 80 người bị thương (10,9%). 6 tháng đầu năm 2017, Sở GTVT Hà Nội đã xử lý thu hồi phù hiệu, đình chỉ khai thác tuyến với thời hạn 1 tháng và từ chối cấp phù hiệu đối với hơn 4.500 phương tiện.

Cũng theo ông Khôi, Cục Đường sắt VN hoàn toàn ủng hộ cải tạo các vòm cầu này. Tuy nhiên, do đây là đoạn tuyến đường sắt vẫn đang khai thác, nên khi cải tạo cần chú ý đảm bảo an toàn công trình, không ngưng trệ việc chạy tàu.

Cung cấp thêm thông tin, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt VN Vũ Tá Tùng cho biết, các vòm cầu này được xây từ năm 1902. Năm 1983, khi phát hiện những vết nứt ở đỉnh và thân vòm, Bộ GTVT đã tiến hành chồng nền và xây tường chịu lực để đảm bảo an toàn. Do đó, nếu muốn cải tạo, đục thông các vòm cầu này, cần kiểm định và gia cố lại để đảm bảo an toàn.

Cho biết gầm cầu Phùng Hưng có tổng cộng 131 vòm cầu, trong đó có 4 vòng thông và 127 vòm đang được bịt kín, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cho biết, Hà Nội đang mời tư vấn của Pháp. “Tư vấn đã tìm lại toàn bộ hồ sơ kết cấu của cầu này đang lưu trữ bên Pháp. Bước đầu họ đánh giá việc cải tạo hoàn toàn không ảnh hưởng kết cấu”, ông Chung nói và đề nghị Bộ GTVT cho phép quận Hoàn Kiếm đục thăm dò 1 khoang để đánh giá tổng thể trước khi đục thông tất cả.

“127 ô này tạo 3.600 m2 trống, nếu được cải tạo sẽ có được không gian đáng kể triển khai phố đi bộ với các hoạt động nghệ thuật phong phú, trong khi tổng chi phí cải tạo chưa hết 100 tỷ đồng”, ông Chung nói và thông tin: Hà Nội dự kiến cho tư nhân đầu tư, quản lý và thu hồi vốn.

Hà Nội ứng trướcchi phí rà soát,đánh giá mở rộngsân bay Nội Bài

Liên quan đến vấn đề hàng không, tại buổi làm việc, cho biết Cục Hàng không VN đang lên kế hoạch thuê tư vấn nước ngoài đánh giá, rà soát toàn bộ quy hoạch CHK quốc tế Nội Bài, Cục trưởng Cục Hàng không VN Đinh Việt Thắng cho biết, CHK quốc tế Nội Bài hiện có hai đường cất, hạ cánh với đường lăn kết nối đồng bộ, công suất với khu bay đảm bảo khoảng 45 triệu khách/năm. Sân đỗ máy bay hiện có 71 vị trí và sẽ sớm nâng lên 86 vị trí để đồng bộ với năng lực của khu bay.

Với nhà ga hành khách, hiện tại, nhà ga hành khách T1 đang được đầu tư nâng cấp lên công suất 15 triệu khách/năm, dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng nhà ga T2 đạt công suất 15 triệu khách/năm. Như vậy, năng lực hai nhà ga hành khách của Nội Bài đạt khoảng 30 triệu khách/năm giai đoạn đến năm 2020. Điều này cũng có nghĩa là để đồng bộ với năng lực của khu bay cần nghiên cứu mở rộng hoặc xây mới nhà ga hành khách.

“Dự kiến năm 2017, CHK quốc tế Nội Bài sẽ ước đón 23,9 triệu khách, tăng 16,5% so với 2016. Dự báo đến năm 2020, 2025 và 2030, con số này sẽ lần lượt đạt 34,5 triệu, 54,5 triệu và 65 triệu khách/năm”, ông Thắng nói và đánh giá: Quy hoạch Thủ tướng Chính phủ duyệt cho cả hai giai đoạn là 50 triệu khách/năm. So với dự báo mới, quy hoạch này không còn phù hợp. Chúng ta đã duyệt quy hoạch gần 10 năm rồi, việc rà soát đánh giá quy hoạch sân bay Nội Bài là hết sức cấp bách. Cũng theo ông Thắng, mục tiêu đặt ra trong quá trình rà soát, đề xuất kế hoạch mở rộng sân bay Nội Bài phải là 80 - 100 triệu khách năm.

Nhắc lại bài học từ sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa nhấn mạnh: “Đã đến lúc phải nghĩ đến việc tiếp tục đầu tư cho sân bay Nội Bài nếu không sẽ sớm “vỡ trận” vào năm 2020. Cùng đó, phải sớm đề xuất phương án giao Hà Nội thực hiện GPMB.

Đồng quan điểm, ông Chung nói: “Nếu 3 - 5 năm tới Chính phủ không đầu tư xây dựng sân bay này, nguy cơ ùn tắc rất lớn. Ông Chung cũng nhất trí ứng chi phí rà soát, đánh giá kế hoạch mở rộng CHK quốc tế Nội Bài, dự kiến khoảng 30 tỷ đồng.

THANH BÌNH (Giao Thông)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement