14/05/2019 11:40
Không chỉ Trung Quốc, Donald Trump đang đối mặt với nhiều cuộc xung đột thương mại khác
Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất mà Tổng thống Donald Trump có xung đột thương mại, điều này làm phân tán sức mạnh và dồn Mỹ vào thế khó.
Cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump với Trung Quốc không phải là cuộc xung đột duy nhất với một đối tác thương mại lớn trên thế giới, mà ông còn đang tuyên chiến với nhiều quốc gia khác nhằm mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Donald Trump, người đã vận động tranh cử vào năm 2016 đã tuyên bố về việc sẽ chấm dứt các hoạt động được cho là không công bằng với nước Mỹ, điều này đã làm khuấy động xung đột thương mại trên nhiều mặt trận chứ không chỉ riêng Trung Quốc. Từ Canada, Mexico đến Liên minh châu Âu và Nhật Bản, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang phải đối mặt với những khoảnh khắc quan trọng trong cuộc "thập tự chinh" của mình để định hình lại các mối quan hệ thương mại của Mỹ trước cuộc bầu cử diễn ra vào năm 2020.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. |
Donald Trump đã áp đặt thuế với đối thép và nhôm nhập khẩu từ EU. Hiện tại, ông sẽ có quyết định trong những ngày tới liệu có tăng thuế đối với ô tô nhập khẩu từ châu Âu hay khồn. EU có thể trả đũa nếu Donald Trump biến những lời đe doạ thành hiện thực.
Dưới đây là những nơi mà Tổng thống Mỹ Donald Trump phải đối đầu trong những tháng tới.
Trung Quốc
Bắc Kinh đã nổ phát súng mới nhất trong cuộc xung độ thương mại vào ngày 13/5, tăng 25% thuế quan đối với hàng hóa trị giá 60 tỷ USD. Trung Quốc đã trả đũa sau quyết định của chính quyền Trump về việc tăng thuế đối với các sản phẩm Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD.
Cho đến nay chính quyền ông Donald Trump đã áp thuế lên 250 tỷ USD hàng hoá Trung Quốc, trong khi đó ở Trung Quốc chỉ là 110 tỷ USD hàng hoá từ Mỹ.
Tuy nhiên, cuộc xung đột có thể còn leo thang hơn nữa sau khi Trung Quốc có hành động trả đũa vào hôm qua. Trước đó Donald Trump đã đe dọa sẽ áp thuế 25% đối với hàng hóa trị giá 325 tỷ USD trong thời gian sớm nhất. Ông nói hôm 13/5 rằng ông chưa quyết định có nên đánh thuế hay không.
Trump hy vọng áp lực thuế quan sẽ buộc Trung Quốc chấp nhận một thỏa thuận thương mại. Nhưng cuộc xung đột ngày càng kéo dài, nó càng có thể làm tổn thương người tiêu dùng và doanh nghiệp Mỹ. Đặc biệt là nông dân - một thành phần chính trị quan trọng của Trump - đã phải chịu giá nông sản thấp hơn do chiến tranh thương mại.
"Hiện tại, tình cảnh ở nông thôn ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Sự kiên nhẫn của chúng tôi đang suy yếu, tài chính của chúng tôi đang bị ảnh hưởng và sự căng thẳng từ nhiều tháng sống với hậu quả của các mức thuế này đang gia tăng", ông John John Heitororffer, chủ tịch Hiệp hội Đậu nành Mỹ, cho biết hôm 13/5.
Chính quyền Trump vẫn hy vọng nó có thể cứu vãn một thỏa thuận thương mại. Hôm 13/5, ông Trump cho biết sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Nhật Bản vào tháng tới. Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin cũng nói với CNBC rằng các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục diễn ra.
Canada và Mexico
Bộ trưởng Ngoại giao Canada Chrystia Freeland phát biểu trước khi bắt đầu cuộc gặp ba bên với Bộ trưởng Kinh tế Mexico Ildefonso Guajardo và Đại diện Thương mại MỹRobert Lighthizer trong vòng đàm phán NAFTA thứ 3 liên quan đến Mỹ, Mexico và Canada. |
Năm ngoái, chính quyền Trump đã quyết định không khoan nhượng với các nước láng giềng với việc đánh thuế 25% và 10% với lần lượt thép và nhôm. Cả Canada và Mexico đều trả đũa.
Canada đã trả đũa bằng cách đánh thuế đối với hàng xuất khẩu trị giá hơn 12 tỷ USD, bao gồm rượu whisky và xi-rô. Mexico cũng đáp trả thuế quan đối với hàng hóa trị giá khoảng 3 tỷ USD. Cả hai nước đã báo cáo xem xét các biện pháp trả đũa mới để gây áp lực buộc Mỹ phải giảm thuế kim loại.
Vào cuối năm ngoái, Mỹ và Canada đã chính thức đạt được thỏa thuận sửa đổi Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) sau một thời gian dài đàm phán.
Trước đó, Mỹ và Mexico cũng đạt được thỏa thuận tương tự và thời hạn chót được phía Mỹ đặt ra với trường hợp của Canada là cuối tháng 9/2018. NAFTA sửa đổi dự kiến được tổng thống ba nước Mỹ, Canada và Mexico ký ban hành trong vòng 60 ngày.
Tuy Tổng thống Mỹ Donald Trump không thể thực hiện được cam kết thông qua NAFTA sửa đổi để giảm mạnh thâm hụt thương mại với Canada và Mexico, mang việc làm về cho nước Mỹ, nhưng việc ký kết thỏa thuận mới với Canada cho thấy ông chủ Nhà Trắng là người rất thực tế.
Liên minh châu âu
Mỹ và EU đang nỗ lực để tránh sự leo thang trong một cuộc xung đột thương mại giữa hai khu vực. Năm ngoái, sau khi Trump áp thuế đối với thép và nhôm từ EU, EU đã đánh thuế đối với các sản phẩm trị giá 2,4 tỷ USD như rượu whisky và xe máy.
Donald Trump trao đổi với các lãnh đạo châu Âu. |
Hiện tại, Trump phải đối mặt với hạn chót vào ngày 18/5 để quyết định có nên áp thuế lên tới 53 tỷ USD đối với xe hơi châu Âu hay không. Ủy viên thương mại EU, bà Cecilia Malmstroem, cho rằng chính quyền Trump có thể trì hoãn thời hạn để tập trung vào việc ký kết thỏa thuận với Trung Quốc.
EU đã chuẩn bị một đợt trả đũa thuế quan mới nếu Donald Trump quyết định áp thuế.
Chính quyền Trump cũng hy vọng đạt được thỏa thuận thương mại với EU, nhưng các quan chức đại diện cho EU đã nói rằng họ không muốn đàm phán dưới sự đe dọa tăng thuế quan.
Nhật Bản và Vương quốc Anh
Chính quyền Trump phải xử lý các cuộc đàm phán thương mại khác khi họ cố gắng giải quyết xung đột với Trung Quốc, kể cả các nước láng giềng Bắc Mỹ và EU. Nhà Trắng hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận thương mại song phương với Nhật Bản có thể tăng khả năng tiếp cận nông nghiệp của Mỹ vào nước này và ngăn chặn việc tăng thuế đối với ô tô của Nhật Bản.
Trump vừa đạt được thỏa thuận trực tiếp với Nhật Bản sau khi ông rút khỏi thỏa thuận Đối tác xuyên Thái Bình Dương 12 quốc gia ngay sau khi ông nhậm chức vào năm 2017.
Tổng thống Trump cũng hy vọng sẽ đạt được một thỏa thuận thương mại mới với Vương quốc Anh. Vương quốc Anh đã chứng kiến sự chậm trễ trong kế hoạch rời khỏi Liên minh châu Âu, điều mà trước đây dự kiến sẽ xảy ra vào cuối tháng 3/2019.
Advertisement
Advertisement