11/01/2022 14:36
Kế hoạch sử dụng Thế vận hội mùa Đông để quảng bá đồng e-CNY của Trung Quốc có thể bị ‘phá sản’?
Trong những tuần gần đây, Trung Quốc được cho là đang tăng cường nỗ lực phổ biến đồng e-CNY của mình đến với đông đảo người dân bằng cách “tung” những gã khổng lồ công nghệ trong nước như Alibaba và Tencent vào cuộc. Đây được xem là một động tác "khởi động" cho việc giới thiệu công dụng của đồng e-CNY ra quốc tế thông qua Thế vận hội mùa Đông sẽ diễn ra vào tháng 2 tới.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, vẫn còn những thách thức ở phía trước và một câu hỏi cụ thể được đặt ra là - liệu công dân Trung Quốc - những người đã sử dụng hai hệ thống thanh toán di động do chính các công ty công nghệ này điều hành - có chấp nhận thanh toán bằng đồng nhân dân tệ kỹ thuật số hay không?
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã bắt đầu cho ra đời đồng tiền kỹ thuật số chính thống của mình kể từ năm 2014.
Đồng nhân dân tệ kỹ thuật số hay còn được gọi là e-CNY, được đưa ra nhằm thay thế tiền mặt và tiền xu, vốn đã được lưu hành lâu nay.
E-CNY không phải là một loại tiền điện tử như bitcoin, một phần vì nó được kiểm soát và phát hành bởi ngân hàng trung ương. Trong khi Bitcoin là một loại tiền kỹ thuật số phi tập trung, không được hỗ trợ bởi bất kỳ ngân hàng trung ương nào hoặc một quản trị viên duy nhất.
E-CNY của Trung Quốc là một dạng tiền tệ kỹ thuật số thuộc quyền quản lý của Ngân hàng trung ương (CBDC) và được nhiều ngân hàng trung ương khác trên thế giới đang phát triển. Tuy nhiên, Ngân hàng trung ương Trung Quốc được xem là tiên phong hơn so các đồng nghiệp toàn cầu.
Cho đến nay, PBOC đã đang thử nghiệm tiền kỹ thuật số thông qua xổ số và hàng chục triệu e-CNY đã được trao cho người dân tại một số thành phố ở Trung Quốc.
Nhà chức trách Trung Quốc hiện đang đẩy mạnh tham vọng mở rộng việc sử dụng e-CNY cho nhiều công dân của mình hơn, mặc dù ngày triển khai trên toàn quốc vẫn chưa được ấn định.
Linghao Bao, nhà phân tích tại Công ty tư vấn Trivium China, nói với CNBC: “Tôi có cảm giác như bây giờ họ đã sẵn sàng để mở rộng vấn đề này ra”.
Những gã khổng lồ công nghệ đã sẵn sàng
Tuần trước, PBOC đã ra mắt một ứng dụng cho phép người dùng ở 10 khu vực, bao gồm cả các thành phố lớn như Thượng Hải và Bắc Kinh, đăng ký và sử dụng tiền kỹ thuật số.
Hiện Trung Quốc có hai hệ thống thanh toán được xem là đang thống trị lĩnh vực thanh toán trực tuyến là WeChat Pay của Tencent và Alipay, được điều hành bởi Ant Group (một chi nhánh của Alibaba).
Có lẽ “cú hích” đáng kể nhất đến vào thứ Năm tuần trước khi Tencent thông báo rằng ứng dụng nhắn tin WeChat của mình sẽ hỗ trợ e-CNY. WeChat có hơn 1 tỷ người dùng và là hệ thống thanh toán không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày ở Trung Quốc.
Alipay cũng là đối tác của e-CNY.
Câu hỏi lớn mà chúng tôi đặt ra là liệu người tiêu dùng có sử dụng sản phẩm này hay không. Đối với tôi, không có động lực mạnh mẽ nào để người tiêu dùng chuyển ...
Linghao Bao, nhà phân tích tại Công ty tư vấn Trivium China
Một cơ hội tiềm ẩn dành cho PBOC là khi người dùng tải xuống ứng dụng e-CNY mới xuống thì thông tin người dùng sẽ được chuyển từ WeChat và Alipay sang. Do đó, tích hợp với WeChat là chìa khóa và mang lại cho e-CNY một cơ sở dữ liệu người dùng tiềm năng khổng lồ.
Vào thứ Sáu tuần trước, gã khổng lồ thương mại điện tử JD.com cho biết họ sẽ bắt đầu tạo điều kiện cho các khách hàng bên thứ ba bán hàng trên nền tảng của mình chấp nhận đồng e-CNY.
JD.com đã là đối tác ban đầu của e-CNY và trước đây, đã chấp nhận thanh toán cho e-CNY trong một vài trường hợp. Và giờ, đại gia công nghệ này đang tìm cách mở rộng hơn.
Đồng e-CNY sẽ tiếp tục được sử dụng ra sao?
Mặc dù vẫn còn những ẩn số về cấu trúc kỹ thuật và các yếu tố khác đằng sau e-CNY, nhưng một trong những câu hỏi trước mắt là liệu mọi người có sử dụng e-CNY thường xuyên hay không, ngay cả khi ngân hàng trung ương cố gắng thúc đẩy việc sử dụng rộng rãi hơn.
Ví dụ: để sử dụng WeChat hoặc Alipay, người dùng chỉ cần liên kết với tài khoản ngân hàng của họ với ứng dụng. Nhưng để sử dụng e-CNY, người dùng sẽ cần đăng ký một ứng dụng riêng và liên kết ứng dụng đó với WeChat hoặc Alipay hoặc sử dụng ứng dụng e-CNY.
“Câu hỏi lớn mà chúng tôi đặt ra là liệu người tiêu dùng có sử dụng đồng tiền này hay không. Đối với tôi, không có động cơ thực tế nào để người tiêu dùng chuyển đổi cách mà họ đang sử dụng sang cách khác ”, Bao nói.
“Tôi không nhận thấy bất kỳ động lực mạnh mẽ nào vì vẫn còn nhiều mâu thuẫn trong việc sử dụng đồng e-CNY. Bạn phải tải xuống ứng dụng, đăng ký, sau đó nạp tiền vào ví. Tôi không chắc người tiêu dùng muốn thực hiện các bước bổ sung này ”, ông Bao bổ sung thêm.
Trong khi PBOC đã sử dụng xổ số để phân phát e-CNY miễn phí và thu hút người dùng một cách hiệu quả, Bao đã đặt câu hỏi về điều gì sẽ lôi kéo người dân tiếp tục sử dụng đồng nhân dân tệ kỹ thuật số sau khi họ đã tiêu số tiền đó.
"Bạn định làm thế nào để khiến mọi người tiếp tục sử dụng đồng nhân dân tệ kỹ thuật số?", ông Bao đặt câu hỏi.
Kế hoạch quảng bá đồng e-CNY tại Thế vận hội mùa Đông bị "phá sản"?
Ngân hàng trung ương Trung Quốc trước đây đã tuyên bố ý định cung cấp đồng e-CNY cho người tham dự Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh.
Các địa điểm tổ chức Thế vận hội 2022 ở Bắc Kinh sẽ có thể sử dụng ứng dụng đồng e-CNY. Nhưng nhìn chung, khối lượng giao dịch khó có thể sánh được với Alipay và WeChat Pay, theo Paul Triolo, người đứng đầu bộ phận tư vấn rủi ro của Eurasia Group cho biết.
“Trong tương lai gần, ngay cả khi có sự gia tăng sữ dụng đồng e-CNY tại Thế vận hội mùa Đông, tỷ lệ doanh thu giao dịch của đồng tiền này của ngân hàng trung ương có thể rất nhỏ so với các nền tảng thanh toán phổ biến WeChat Pay và Alipay”, Triolo nói thêm. Đồng tiền Trung Quốc còn được gọi là đồng Nhân dân tệ, hoặc RMB.
“Tuy nhiên, theo thời gian, có thể có một số lĩnh vực thích hợp mà đồng e-CNY có thể được sử dụng nhiều hơn, chẳng hạn như thanh toán một số loại hóa đơn liên quan đến lĩnh vực công hoặc những việc liên giao thông vận tải, đặc biệt nếu ngân hàng trung ương cung cấp các ưu đãi và các khuyến khích khác".
Trong khi đó, cách tiếp cận được gọi là “zero Covid” của Trung Quốc đã dẫn đến các biện pháp nghiêm ngặt để cố gắng loại trừ coronavirus ra khỏi cộng đồn - điều đó có nghĩa là rất ít du khách nước ngoài sẽ tham dự Thế vận hội mùa Đông ở Bắc Kinh.
“Mặc dù Thế vận hội ban đầu được các nhà chức trách Trung Quốc coi là cơ hội để thể hiện khả năng sử dụng e-CNYtrong giao thương quốc tế, nhưng có khả năng sẽ có rất ít công dân không phải là người Trung Quốc sử dụng ví e-CNY tại Thế vận hội”, Triolo hoài nghi.
Thế vận hội lẽ ra là cơ hội thực sự đầu tiên để xem e-CNY sẽ hoạt động như thế nào đối với khách du lịch và khách nước ngoài đến Trung Quốc, nhưng cơ hội đó đã không còn.
Chủ đề liên quan
Advertisement