Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

JPMorgan: Suy thoái kinh tế là nỗi ám ảnh của doanh nghiệp châu Á

Vĩ mô

24/10/2019 18:03

Theo một khảo sát của ngân hàng JP Morgan, suy thoái kinh tế toàn cầu là mối quan tâm hàng đầu của các lãnh đạo doanh nghiệp châu Á Thái Bình Dương.

Theo một cuộc khảo sát từ JP Morgan, các giám đốc đang hoạt động kinh doanh ở châu Á Thái Bình Dương cho rằng triển vọng suy thoái kinh tế toàn cầu và tác động của thuế quan thương mại là rủi ro lớn nhất đối với các công ty của họ trong 6 đến 12 tháng tới.

Khoảng 30% giám đốc tài chính (CFO) trong khu vực thuộc 130 công ty toàn cầu cho biết họ cảm thấy suy thoái kinh tế toàn cầu tiềm ẩn rủi ro lớn nhất đối với các doanh nghiệp của họ trong cuộc thăm dò được tiến hành tại Diễn đàn CFO của Châu Á Thái Bình Dương năm 2019 ở Thượng Hải.

Tác động của thuế quan thương mại toàn cầu là mối quan tâm hàng đầu của khoảng 27% số người được hỏi, trong khi 24% cho biết họ lo lắng về sự chậm lại ở các thị trường mới nổi ở châu Á, 10% cho rằng các cuộc tấn công mạng là mối lo ngại chính và 9% chỉ ra Brexit và tương lai của khu vực đồng euro chính là nguyên nhân khiến họ cẩn trọng.

Cần cẩu đứng tại cảng Singapore ngày 12/7/2019. Ảnh: Bloomberg.
Cần cẩu đứng tại cảng Singapore ngày 12/7/2019. Ảnh: Bloomberg.

"Mối quan tâm về các tác động tiêu cực trong nền kinh tế vĩ mô là nỗi lo chính của các CFO thuộc các tập đoàn hàng đầu trên thế giới", ông Oliver Brinkmann, người đứng đầu ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương tại J.P. Morgan, cho biết trong một tuyên bố.

"Quan điểm của J.P. Morgan không phải là một cuộc suy thoái, tăng trưởng dự kiến ​​sẽ chậm lại trong các quý tới, với mức tăng trưởng toàn cầu năm 2019 dự báo là 2,7% và giảm xuống 2,5% vào năm 2020", ông viết.

Các chuyên gia đã nói rằng nguy cơ về một cuộc suy thoái kinh tế đang hiện hữu, trong vòng 12 đến 18 tháng tới bất chấp các hành động từ các nhà hoạch định chính sách để thử và đảo ngược tiến trình đều trở nên vô tác dụng. Trên thực tế, Quỹ Tiền tệ Quốc tế gần đây đã điều chỉnh giảm triển vọng tăng trưởng toàn cầu trong năm 2019 và 2020 và cho biết tăng trưởng ở các nền kinh tế lớn của châu Á sẽ yếu hơn dự kiến.

Cuộc chiến thương mại đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc đã làm chao đảo thị trường toàn cầu và tạo ra nhiều bất ổn cho các doanh nghiệp, một phần là do sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Mặc dù một số tiến bộ đã được thực hiện gần đây, nhưng các mức thuế quan của Mỹ và Trung Quốc đối với hàng nhập khẩu khác nhau vẫn còn. Ở những khu vực khác, vấn đề Brexit ở Liên minh châu Âu đang rơi vào bế tắc, trong khi đó nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại.

Trong khảo sát của J.P. Morgan, 34% số người được hỏi cho biết họ đang phản ứng với sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu bằng cách thay đổi giá cả và lựa chọn các nhà cung cấp khác, trong khi 32% tiết lộ họ hiện đang tìm các nhà cung cấp khác để thay thế.

Khoảng 15% cho biết họ đang chuyển sản xuất từ ​​Trung Quốc sang các nước khác. Các chuyên gia trước đây đã nói rằng các nước như Việt Nam có thể là người chiến thắng lớn trong tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc nếu các doanh nghiệp chuyển nhà máy của họ ra khỏi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

MINH TUẤN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement