Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

IMF và Ngân hàng Thế giới bắt đầu họp trong bối cảnh kinh tế bất ổn ngày càng tăng

Kinh tế thế giới

10/10/2023 08:50

Cuộc chiến giữa Israel và Hamas đã làm gia tăng thêm những bất ổn địa chính trị và một cuộc xung đột kéo dài sẽ ảnh hưởng hơn nữa đến tăng trưởng kinh tế ở khu vực Mena.

Các nhà hoạch định chính sách, quan chức chính phủ, thống đốc ngân hàng trung ương, các ông lớn doanh nghiệp và các giám đốc điều hành tài chính ngân hàng hàng đầu đã đến Marrakesh để tham dự Hội nghị thường niên năm 2023 của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Sự tập hợp của các nhà lãnh đạo tư tưởng toàn cầu tại thành phố Ma-rốc không thể quan trọng hơn khi đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang suy yếu .

Nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt với những cơn gió ngược mạnh mẽ từ những cú sốc địa chính trị, áp lực lạm phát không ngừng và nỗ lực của các ngân hàng trung ương nhằm giữ lãi suất ở mức cao để ổn định giá tiêu dùng.

Tại cuộc họp thường niên đầu tiên ở Châu Phi trong khoảng 5 thập kỷ, các nhà hoạch định chính sách cùng với IMF và Ngân hàng Thế giới sẽ cố gắng tìm giải pháp để hỗ trợ tốt hơn cho các thị trường đang phát triển và mới nổi đang gánh nặng nợ nần, huy động tài chính để giảm thiểu biến đổi khí hậu, vạch ra các chiến lược tăng trưởng cho lục địa châu Phi và trên hết là làm thế nào để lèo lái tốt nhất nền kinh tế toàn cầu đang bị rung chuyển bởi một loạt xung đột địa chính trị.

IMF và Ngân hàng Thế giới bắt đầu họp trong bối cảnh kinh tế bất ổn ngày càng tăng - Ảnh 1.

Bà Kristalina Georgieva, Giám đốc điều hành của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), trong phiên họp vào ngày khai mạc cuộc họp thường niên của quỹ. Ảnh Bloomberg

Nền kinh tế toàn cầu vẫn đang quay cuồng vì dư âm của cuộc xung đột của Nga với Ukraina năm ngoái.

Cuộc xung đột ở Đông Âu đã làm gián đoạn nghiêm trọng chuỗi cung ứng thị trường năng lượng, khiến giá dầu Brent tăng vọt lên gần 140 USD/thùng vào năm ngoái, điều này cản trở sự phục hồi sau sự suy thoái do đại dịch COVID.

Các cú sốc năng lượng cũng làm rung chuyển thị trường tài chính và đẩy một số nền kinh tế phụ thuộc vào năng lượng của châu Âu vào tình trạng suy thoái.

Trong khi châu Âu phải vật lộn với cuộc khủng hoảng năng lượng, các quốc gia phụ thuộc vào nhập khẩu lương thực, chủ yếu ở khu vực Mena, đã nỗ lực kiểm soát lạm phát do hàng hóa gây ra.

Nhóm chiến binh Hamas phát động cuộc tấn công lớn nhất vào Israel trong nhiều thập kỷ vào ngày 7/10. Nhóm này chiếm nhiều thị trấn của Israel từ Dải Gaza và phóng tên lửa vào Israel.

Đây là một trong những động thái leo thang căng thẳng nghiêm trọng nhất tại khu vực trong nhiều năm qua. Lần giao tranh dữ dội nhất giữa Israel và các nhóm vũ trang tại dải Gaza xảy ra năm 2021.

IMF và Ngân hàng Thế giới bắt đầu họp trong bối cảnh kinh tế bất ổn ngày càng tăng - Ảnh 2.

Một người phụ nữ chụp ảnh ở lối vào chính của địa điểm. Ảnh: Reuters

Cuộc xung đột mới nhất đã khiến giá dầu tăng cao hơn, tăng khoảng 4% vào ngày 9/10, với dầu Brent, chuẩn mực cho 2/3 lượng dầu trên thế giới, giao dịch cao hơn 3,76% ở mức 87,76 USD trong thời gian đầu giao dịch. West Texas Middle, thước đo theo dõi dầu thô Mỹ, tăng 4,08% lên 86,17 USD/thùng.

Thị trường chứng khoán khu vực cũng bị ảnh hưởng khi bất ổn địa chính trị leo thang và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nói về một "cuộc chiến lâu dài".

IMF hồi tháng 4 cho biết căng thẳng địa chính trị gia tăng và sự phân mảnh địa kinh tế đang đặt ra những mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự ổn định tài chính toàn cầu, chuyển hướng đầu tư xuyên biên giới và tấn công nhiều nhất vào các thị trường mới nổi.

Cú sốc về sự leo thang mới nhất giữa Israel và Hamas có thể sẽ ảnh hưởng đến động lực kinh tế ở khu vực Mena, nơi tốc độ tăng trưởng dự kiến sẽ chậm lại đáng kể trong năm nay.

Ngân hàng Thế giới dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mena sẽ giảm xuống 1,9% trong năm nay từ mức 6% vào năm 2022, do hạn chế sản xuất dầu thô và những khó khăn kinh tế toàn cầu gay gắt.

Dự báo mới nhất thấp hơn dự báo tăng trưởng Mena 3% của tổ chức cho vay có trụ sở tại Washington được công bố vào tháng 4 .

Khi các nhà hoạch định chính sách và các nhà lãnh đạo tư tưởng từ khu vực công và tư nhân gặp nhau trong tuần này tại Maroc, những căng thẳng địa chính trị mới nhất sẽ bổ sung thêm vào danh sách dài các vấn đề và thách thức mà nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt.

NGỌC CHÂU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement