08/01/2019 11:47
Huawei muốn "soán ngôi" Intel bằng dòng chip Kunpeng 920
Chipset thế hệ mới của Huawei có tên gọi là Kunpeng 920, được thiết kế để lắp đặt trong các máy chủ ở các trung tâm dữ liệu.
Huawei Technologies, nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, đã ra mắt chipset mới vào thứ Hai 7/1 để sử dụng trong các máy chủ của trung tâm dữ liệu, một động thái nhằm cung cấp con chip mới và thay thế Intel trong thị trường máy chủ và dữ liệu.
CPU mới của Huawei có tên Kunpeng 920 lấy cảm hứng từ Côn Bằng (một sinh vật trong truyền thuyết Trung Quốc), dựa trên kiến trúc ARM với 64 lõi ARMv8 xung nhịp 2.6GHz, tiến trình 7nm giống Kirin 980. Sức mạnh rất đáng nể khi Huawei tuyên bố mạnh hơn 25% loại tiêu chuẩn hiện nay, trong khi tiết kiệm năng lượng hơn 30%. Đây là con chip hiệu năng mạnh nhất ngành công nghiệp, theo con số mà Huawei đưa ra.
Chipset thế hệ mới của Huawei có tên gọi là Kunpeng 920, được thiết kế để lắp đặt trong các máy chủ ở các trung tâm dữ liệu. |
Intel kiểm soát hơn 96% thị phần toàn cầu trong việc sản xuất chip cho máy chủ và kiến trúc X-86, và cũng được dùng trong các thiết bị của ADM sản xuất, cho nên Intel được đánh giá là có dòng chip tốt nhất hiện tại.
Intel, công ty đã nỗ lực để chuyển mình sang thời đại của các thiết bị di động, cho đến nay vẫn duy trì sự kiểm soát chặt chẽ trong lĩnh vực trung tâm dữ liệu nhưng đang phải đối mặt với nhiều cạnh tranh hơn. Huawei vẫn cần mua chip của Intel và AMD để xây dựng các sản phẩm máy chủ trung tâm dữ liệu của riêng mình.
"Huawei và Intel sẽ tiếp tục mối quan hệ đối tác chiến lược lâu dài của chúng tôi và tiếp tục đổi mới cùng nhau", William Xu, giám đốc điều hành Huawei và giám đốc tiếp thị chiến lược cho biết.
Arm Holdings có công nghệ được trang bị 90% di động toàn đang nhắm đến việc phá vỡ sự độc quyền của Intel. Công ty này được Softbank mua lại vào năm 2016, đã hợp tác với nhiều khách hàng của mình, bao gồm cả công ty chip Huawei, HiSilicon Technologies, Marvell, Cavium và Qualcomm để triển khai chip máy chủ với sự hỗ trợ sản xuất của TSMC. Hiện tại, các máy chủ dựa sử dụng chip của Arm Holdings chiếm chưa đến 1% thị trường.
Huawei liên doanh vào các công ty sản xuất máy chủ dử liệu sau vụ bắt giữ gần đây của Giám đốc tài chính Meng Wanzhou ở Canada vì nghi ngờ vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran. Trong khi đó, nhà cung cấp thiết bị viễn thông hàng đầu thế giới và nhà sản xuất điện thoại thông minh số 2 nhận thấy mình đang bị hạn chế hoạt động trong các dự án mạng 5G toàn cầu trong bối cảnh lo ngại về an ninh do nghi ngờ có mối quan hệ chặt chẽ với Bắc Kinh.
Công ty Trung Quốc có trụ sở tại Thâm Quyến có lý do để hợp tác với Arm Holding vì họ mong muốn giảm bớt sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp chip của Mỹ như Intel, Nividia và Qualcomm vì lo ngại rằng nguồn cung công nghệ Mỹ của họ sẽ bị cắt đứt, điều mà đồng nghiệp ZTE phải đối mặt vào tháng 4 năm 2018.
Việc sản xuất chip dữ liệu sẽ mang lại giá trị cao và là xu hướng của tương lai. Xe ô tô sẽ được điều khiển tự động nhưng điều này yêu cầu các chip dữ thiệu phải thực sự mạnh mẽ để xử lứ lượng thông tin khổng lồ.
Huawei đã có kinh nghiệm phát triển bộ vi xử lý lõi cao cấp cho điện thoại thông minh của mình và HiSilicon là nhà thiết kế chip hàng đầu quốc gia về doanh thu và công nghệ. Công ty cũng tiết lộ một loạt chip dùng cho các xe hơi tự lái vào tháng 10 vừa qua.
Máy chủ TaiShan của Huawei. |
HiSilicon thường sử dụng công nghệ sản xuất chip tiên tiến nhất và tốn kém nhất do TSMC cung cấp mà Apple cũng áp dụng cho bộ xử lý lõi iPhone của mình.
"Chip mới có lợi thế đặc biệt về hiệu suất và mức tiêu thụ năng lượng", Giám đốc tiếp thị William Xu cho biết trong cuộc họp báo hôm thứ Hai tại trụ sở công ty. "Huawei đặt mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái ARM, nhằm đáp ứng việc mở rộng các dịch vụ đám mây và dữ liệu lớn," ông nói thêm.
Bộ xử lý trung tâm Kunpeng 920 của Huawei có hiệu năng tính toán tốt hơn 25% so với các thiết bị cùng loại và giảm 30% mức tiêu thụ điện năng. Công ty sẽ sử dụng các đơn vị xử lý trung tâm mới trong các máy chủ của riêng mình có tên TaiShan và không có kế hoạch bán công nghệ này cho người khác.
Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu sản xuất 70% chip của riêng mình trong tương lai gần, tăng từ 10% đến 20% so với hiện tại.
Advertisement
Advertisement