Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Hơn một năm bỏ tiền túi bù lỗ, doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu kêu cứu

Nhóm doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu tiếp tục gửi đơn kiến nghị Bộ Tài chính, Công Thương, kiến nghị thay đổi chính sách vì cho rằng chính sách đang tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu mối, thương nhân quá nhiều quyền và lợi ích.

Trong đơn, nhóm doanh nghiệp bán lẻ đòi chính sách Nhà nước cần sắp xếp, chia lại phần chi phí và lợi nhuận định mức kinh doanh mà Nhà nước xây dựng khi phân phối xăng dầu, trong đó họ có quyền được hưởng.

Trong đơn kiến nghị, ông Giang Chấn Tây, chủ Công ty TNHH Bội Ngọc - Trà Vinh lập luận: Trong cơ cấu giá cơ sở, chi phí định mức với xăng là 1.050 đồng/lít và lợi nhuận định mức 300 đồng/ lít (tổng 1.350 đồng/lít). Ông Tây cho rằng, trong các quy định thì "doanh nghiệp đầu mối sẽ chia mức này lại cho thương nhân phân phối, bán lẻ".

Hơn một năm bỏ tiền túi bù lỗ, doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu kêu cứu - Ảnh 1.

Ông Giang Chấn Tây, Giám đốc Công ty TNHH MTV Bội Ngọc (Trà Vinh). Ảnh: Internet.

Tuy nhiên, ông Tây cho rằng, trong Thông tư 104/2021/TT-BTC có hiệu lực ngày 2/1/2022 không ghi rõ tỷ lệ phân chia ở khâu bán buôn và bán lẻ. Chính vì vậy, doanh nghiệp đầu mối đã lợi dụng kẻ hở này để hưởng gần hết chi phí và lợi nhuận định mức nói trên chỉ chia cho doanh nghiệp bán lẻ theo dạng "ban phát" với mức chiết khấu bằng 0, thậm chí có thời điểm chiết khấu âm, theo Dân Việt.

"Đây là nguyên nhân dẫn đến hơn một năm qua, doanh nghiệp bán lẻ phải dùng tiền túi để bù lỗ nhằm duy trì hoạt động kinh doanh", ông Tây cho hay.

Đại diện một doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu phía Nam cho rằng, doanh nghiệp bán lẻ cũng cần được bảo đảm lợi ích về chi phí và lợi nhuận. "Nhóm doanh nghiệp đầu mối, phân phối cũng có hệ thống bán lẻ và họ chia sẻ chi phí và lợi nhuận cho bán lẻ trong chuỗi phân phối của mình. Tuy nhiên, các đại lý bán lẻ tư nhân, được "nhượng quyền" thương hiệu chịu cảnh "ban phát", cho bao nhiêu được bấy nhiêu. Chính vì vậy, sinh ra độc quyền nhóm, cạnh tranh thiếu lành mạnh trong chuỗi cung ứng xăng dầu", vị này cho biết.

Hơn nữa, nhiều đại lý bán lẻ xăng dầu hiện điều hành từ 2-3 thậm chí hàng chục cây xăng, cũng có dự trữ, cũng có vai trò rất quan trọng trong điều tiết xăng dầu tại các địa phương giống y như các doanh nghiệp phân phối, đầu mối. Chính vì vậy, cần có quy định rõ về tỷ lệ phân chia chi phí và mức lợi nhuận định mức mà Bộ Tài chính - Bộ Công Thương phân cho doanh nghiệp.

Thực tế, nhiều đại lý xăng dầu bán lẻ cho rằng khi họ bị đầu mối, thương nhân "bóp" chiết khấu họ đã cố gắng chịu đựng, nhưng không thể chịu được thời gian dài và nhìn trung gian "ăn" quá dày.

Thời gian qua, những bất cập của thị trường và cách điều hành xăng dầu đã được chỉ ra như xăng dầu không có tính thị trường, thị trường xăng dầu méo mó; việc điều hành không nhịp nhàng, thậm chí "đổ lỗi" lẫn nhau giữa Bộ Công Thương, Bộ Tài chính đã làm cho thị trường xăng dầu ngày càng rối.

Hơn một năm bỏ tiền túi bù lỗ, doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu kêu cứu - Ảnh 2.

Trong năm 2022 và đầu 2023, do mức chiết khấu về mức thấp, kinh doanh thua lỗ nặng nên nhiều cửa hàng bán lẻ đã treo biển hết xăng, đóng cửa hàng loạt. Ảnh: DMS.

Theo một số doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu ở Hà Nội, dù giá bán lẻ có tăng trong ngày 13/3 song việc mua hàng của doanh nghiệp vẫn rất khó khăn.

Bên cạnh đó, chiết khấu thời điểm hiện tại cao nhất có thời điểm chỉ 500 - 700 đồng/ lít, thấp nhất là 200 đồng/ lít, với mức chiết khấu kể trên, doanh nghiệp bán lẻ vẫn lỗ hạch toán vào chi phí giá vốn, chi trả tiền lương lao động.

"Hệ thống cửa hàng xăng dầu ở các xã ngoại thành, năng suất bán thấp, thường sẽ bị lỗ do chi phí đầu tư và trả lương nhân công", ông Hạnh, chủ cây xăng tại Q. Bắc Từ Liêm Hà Nội cho hay.

Theo ông Hạnh, mỗi doanh nghiệp bán lẻ hiện có tối thiểu 1-2 cây xăng, có doanh nghiệp nhiều hơn sẽ cân đối được tài chính và cơ cấu được tổng thu - chi. Tuy nhiên, nếu cây xăng nào cũng lỗ do chiết khấu thấp, giá thấp thì không thể nào vực dậy được doanh nghiệp. Bản thân các doanh nghiệp bán lẻ mới gia nhập thị trường cũng đều thua lỗ, những người đã "kiếm" được từ trước đây, nay cũng phải bỏ vốn riêng để duy trì hoạt động.

Bà Tr., chủ doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu tại TP.HCM cho biết, suất đầu tư một cây xăng tại TP.HCM có khi lên đến 10 tỷ đồng, ở các huyện vùng ven, con số này cũng khoảng 5-7 tỷ đồng.

"Bản thân doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu cũng phải dự trừ khoản kinh phí hàng tỷ đồng để nhập hàng. Trong 6 tháng đến 1 năm đầu tiên, doanh nghiệp phải tính lỗ kế hoạch. Chính vì vậy, "tay mới" bước vào bán lẻ xăng dầu trong năm 2022 đều lỗ, nhiều người gắng gượng, tới khánh kiệt và phá sản", bà Tr cho hay.

Đại diện doanh nghiệp này cho rằng, từ năm 2022 đến nay doanh nghiệp bán lẻ hầu như không có lãi, lỗ hoặc bán bớt tài sản để hy vọng duy trì. Tuy nhiên, nhiều người đã không chịu được do có quá nhiều nghịch lý trong quản lý và điều hành.

Hiện Việt Nam có khoảng 17.000 đại lý bán lẻ xăng dầu, nhưng năng suất bán lẻ khá thấp. Ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch Hiệp hội xăng dầu Việt Nam cho rằng: "Bình quân mỗi cây xăng có thể bán được 70 khối/tháng, trong đó có cây bán 120-150 khối/tháng, mức rất thấp so với các nước khác từ 300-380 khối/tháng".

Theo ông này, với năng suất bán hàng thấp lại đông nên khó có thể đảm bảo các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu có lãi lớn. Do vậy, ngay cả đại lý lớn, mức chiết khấu thấp cũng lỗ chứ chưa nói đến đại lý nhỏ, mới gia nhập thị trường phải đối diện với mức chiết khấu thấp hoặc âm.

Trước đó hồi đầu tháng 2, đại diện các doanh nghiệp sở hữu gần 9.000 cửa hàng bán lẻ xăng dầu đã có đơn kiến nghị khẩn gửi các bộ, ngành góp ý việc sửa đổi Nghị định 83 và Nghị định 95 về kinh doanh xăng dầu nhằm bảo đảm quyền lợi cũng như vận hành của chuỗi cung ứng xăng dầu.

Theo đó, các doanh nghiệp cho biết Nghị định 83 và Nghị định 95 về kinh doanh xăng dầu hiện có nhiều do nhiều quy định chưa phù hợp, đặc biệt là các quy định ở khâu bán lẻ dẫn đến doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu thua lỗ nặng trong thời gian dài, kéo theo sự đứt gãy chuỗi cung ứng, thị trường bất ổn... dẫn đến tình trạng thiếu hụt xăng dầu.

"Trong thời gian qua, dù phải chịu mức chiết khấu 0 đồng, nhà cung cấp tự kê phí vận chuyển lên quá cao so với phí vận chuyển thực tế nên các doanh nghiệp bán lẻ đang chịu lỗ nặng nhưng vẫn buộc phải duy trì kinh doanh", đại diện nhóm doanh nghiệp phản ánh.

Cùng với đó, doanh nghiệp bán lẻ cho biết họ chỉ được lấy hàng một nơi nên sau khi ký hợp đồng sẽ bị chèn ép về mức chiết khấu. "Bởi nhà phân phối biết rằng nếu doanh nghiệp bán lẻ không lấy hàng thì cũng không thể lấy của nhà phân phối khác. Doanh nghiệp bán lẻ ở trong thế kẹt, mọi sự cạnh tranh bị triệt tiêu", các doanh nghiệp nêu thực tế.

Một điểm bất hợp lý khác theo các doanh nghiệp bán lẻ, khi giá tăng doanh nghiệp bán lẻ mua hàng thường bị nhà cung cấp từ chối bán, không giao hàng, họ để tồn trữ, giữ lại để hưởng chênh lệch giá dù doanh nghiệp bán lẻ sắp hết hàng dẫn đến tình trạng phải đóng cửa, theo Zing.

Vì vậy, doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu kiến nghị ghi nhận chiết khấu vào công thức tính giá cơ sở như là một khoản chi phí lưu thông ở khâu bán lẻ một cách hợp lý, đảm bảo không có sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement