Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Hơn 86.000 doanh nghiệp dừng hoạt động trong 4 tháng đầu năm

Doanh nghiệp

09/05/2024 15:05

Theo Tổng cục Thống kê, 4 tháng đầu năm cả nước có 86,4 nghìn doanh nghiệp rút lui, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Con số này đã phản ánh nền kinh tế vẫn chưa hết khó khăn.

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, trong tháng 4, cả nước có hơn 15,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 8,4% so với tháng trước và giảm 4,1% so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài ra, cả nước có 7.618 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 84,1% so với tháng trước và tăng 6,4% so với cùng kỳ năm 2023; 4.656 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 6,5% và giảm 20,2%; 1.344 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 4,8% và giảm 10,9%.

Hơn 86.000 doanh nghiệp dừng hoạt động trong 4 tháng đầu năm- Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Tính chung, 4 tháng đầu năm 2024, cả nước có 81,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có 20,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Số doanh nghiệp dừng hoạt động là 86,4 nghìn, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có 21,6 nghìn doanh nghiệp dừng hoạt động.

Thống kê này cho thấy nền kinh tế khó khăn, doanh nghiệp thiếu đơn hàng, doanh nghiệp gia tăng rời bỏ thị trường vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm... Nhưng cũng có không ít doanh nghiệp vẫn đủ sức tiếp tục trụ lại thị trường, thậm chí còn có thể mở rộng năng lực đầu tư, gia tăng sản xuất, góp phần vào ngân sách nhà nước.

Về vấn đề này, PGS.TS Vũ Sỹ Cường, Học viện Tài chính cho rằng, các doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào bất động sản, nên khi thị trường gặp khó khăn thì các doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng theo. Tuy nhiên với những giải pháp để hỗ trợ kích thích đầu tư tư nhân, hoạt động của các doanh nghiệp sang năm 2025 sẽ khả dĩ hơn, theo vietnamfinance.vn.

Quý 1/2024, vốn đầu tư thực hiện từ khu vực tư nhân chỉ tăng 4,2%, bằng một nửa so với trung bình các năm trước. Trong khi đó, theo thống kê, đầu tư tư nhân lại chiếm 55 - 60% tổng đầu tư toàn xã hội. Chuyên gia cho rằng, sự “lép vế” từ khu vực tư nhân, cuộc sàng lọc tự nhiên chưa dừng lại trong khu vực doanh nghiệp cho thấy một số tín hiệu báo động,

TS. Nguyễn Đình Cung nhận định, đầu tư tư nhân vẫn chưa phục hồi trở lại, tăng trưởng chỉ bằng 30-50% trước đây. “Năm ngoái 1,3 doanh nghiệp gia nhập thị trường, thì có 1 doanh nghiệp rút lui. Sang tới năm nay, số liệu cho thấy, 1 doanh nghiệp gia nhập thị trường nhưng có tới 2 doanh nghiệp rút lui. Trong khi đó, trước đây, 4 doanh nghiệp gia nhập, mới có 1 doanh nghiệp bị đào thải. Số lượng doanh nghiệp rút lui cao ở hầu hết các ngành”, ông Cung phân tích và cho rằng, tình trạng này đặt ra nhiều vấn đề về sự ổn định và động lực phát triển của doanh nghiệp, cũng như cả nền kinh tế trong tương lai.

TS Phạm Xuân Hòe, nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng bày tỏ lo ngại, khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa, siêu nhỏ vô cùng khó khăn, do yêu cầu tiên quyết là tài sản đảm bảo. Dù Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã 4 lần hạ lãi suất cơ bản và mặt bằng lãi suất huy động giảm nhanh, song lãi suất cho vay vẫn khá cao, theo TPO.

Chính sách hỗ trợ 2% lãi suất vừa qua chưa phát huy được hiệu quả. Để gỡ khó cho doanh nghiệp trong tiếp cận vốn, ông Hòe đề nghị sử dụng 20.000 tỷ đồng từ gói lãi suất 40.000 tỷ đồng (gói hỗ trợ bù lãi suất 2%) không giải ngân được để thành lập Quỹ bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

AN LY (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement