04/10/2018 17:01
Hơn 250 người trên thế giới đã chết vì chụp ảnh tự sướng
Vì lý do an toàn, các chuyên gia đề nghị cấm chụp hình tự sướng trên đỉnh núi, đỉnh tòa nhà cao tầng và thác nước.
Việc selfie - chụp ảnh tự sướng mọi lúc mọi nơi không chỉ gây khó chịu, mà còn có thể đe dọa tới sự an toàn của bản thân du khách và nhiều người xung quanh.
Đôi khi chụp ảnh tự sướng sẽ là việc cuối cùng bạn có thể làm. |
Kết quả của một nghiên cứu vừa được thực hiện bởi nhóm các trường đại học y tế công lập tại New Delhi và Viện khoa học y tế All India cho thấy, hơn 250 người trên toàn thế giới đã tử vong trong 6 năm qua. Phân tích dựa trên báo cáo tin tức về 259 ca tử vong liên quan selfie từ tháng 10/2011 đến tháng 11/2017 trong ấn bản của tạp chí Journal of Family Medicine and Primary Care.
Các nhà nghiên cứu công bố nguyên nhân tử vong hàng đầu do chụp ảnh tự sướng là chết đuối, rồi đến tai nạn giao thông, tiếp sau là rơi từ trên cao. Một vài nguyên nhân khác liên quan đến động vật, cháy nổ và điện giật.
Du khách liều lĩnh chụp hình tự sướng với lũ bò hung hăng. |
Theo Agam Bansal, chuyên viên chính của nghiên cứu cho biết, cái chết do chụ hình tự sướng đã trở thành cảnh báo sức khỏe toàn cầu.
Ấn Độ là quốc gia dẫn đầu về số ca tử vong, nhiều báo cáo khác cũng chỉ ra con số đáng kể ở Nga, Mỹ và Pakistan. Trong khi chụp hình tự sướng chỉ là hành động tích cực. Nhưng vì người chụp cố tình bất chấp nguy hiểm, rủi ro phát sinh để có được bức hình đẹp, độc lạ mới là điều nguy hiểm.
Có đáng để đổi tính mạng cho một bức ảnh độc. |
Chỉ vì mong muốn con số của lượt thích và chia sẻ như mong muốn trên Facebook, Twitter hoặc các phương tiện truyền thông khác mà nhiều người bất chấp mọi nguy hiểm để có tấm hình hoàn hảo. Theo các chuyên gia điều này gây tác động xấu đến cuộc sống xã hội.
Độ tuổi cũng là vấn đề đáng quan tâm. Hơn 85% nạn nhân trẻ chỉ từ 10-30 tuổi đang rơi vào mức cảnh báo an toàn về rủi ro liên quan đến chụp hình tự sướng.
Nhiều người bất chấp nguy hiểm tính mạng để selfie. |
Con số tử vong do selfie được thống kê vừa qua thuộc mức cao. Đây chỉ là những trường hợp được cơ quan ghi nhận, thực tế còn nhiều trường hợp chưa được báo cáo.
Chỉ riêng năm 2018, đã ghi nhận nhiều tử vong liên quan đến chụp hình tự sướng. Vào tháng 5 vừa qua, một người đàn ông Ấn Độ đã cố gắng chụp ảnh tự sướng với một con gấu khi nó đang bị thương. Kết quả con gấu đã quay sang tấn công và giết chết người đàn ông này, theo the Independentđưa tin.
Vào ngày 5/9, một người leo núi 18 tuổi đến từ Jerusalem đã chết sau khi rơi xuống một vách đá tại Vườn Quốc gia Yosemite, theo ABC News. Mẹ của người nam thanh niên nói rằng anh ta đã cố gắng để có một bức selfie ở rìa của thác nước Nevada Fall nổi tiếng.
Khoảng 2 tuần sau đó, một phụ nữ California 32 tuổi gặp số phận tương tự khi đi bộ tại Pictured Rocks National Lakeshore ở Michigan. Cô đã cố chụp bức ảnh tự sướng tại vách đá, nhưng không may bị trượt chân và ngã xuống vực, Detroit Free Press cho biết.
Không nên đánh đổi sự an toàn của bản thân và mọi người chỉ vì một bức hình triệu like. |
Mohit Jain, một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình cũng đã nghiên cứu tử vong do chụp ảnh tự sướng. Ông mô tả công trình của Banal và các nhà nghiên cứu là "thực sự cần thiết để làm cho mọi người biết rằng bạn có thể chết trong khi chụp tự sướng". Jain công bố nghiên cứu của riêng mình năm ngoái về tử vong liên quan đến selfie trong Tạp chí Quốc tế về Kiểm soát thương tích và Khuyến khích an toàn.
Nghiên cứu của Jain cho thấy 75 người chết đã cố gắng tự chụp từ năm 2014 đến giữa năm 2016. Ông cho rằng "Đôi khi mắt không nhìn thấy nếu tâm trí của bạn không biết,... Nó giống như một thảm họa do con người gây ra. Nó không phải là một thảm họa tự nhiên. Một cách có thể để ngăn ngừa tử vong tự sướng là “không có khu tự sướng, cấm chúng ở một số khu vực nhất định như các thác nước, đỉnh núi và trên đỉnh các tòa nhà cao tầng”.
Nỗ lực ngăn chặn những người chụp ảnh tự chụp nguy hiểm đã được ban hành ở một số quốc gia, bao gồm Ấn Độ, Nga và Indonesia.
Nhiều nước ban hành lệnh cấm chụp ảnh tự sướng ở một số nơi. |
Ba năm trước, Nga đã phát động một chiến dịch “Tự sướng an toàn” với khẩu hiệu “Thậm chí một triệu lượt thích trên các phương tiện truyền thông xã hội không đáng để đánh đổi cuộc sống và hạnh phúc ”, BBC cho biết.
Vào năm 2016, Mumbai ra tuyên bố số 16 "không có khu tự sướng" trên toàn thành phố sau một loạt các ca tử vong liên quan đến selfie,The Guardianđưa tin.
Đầu năm nay, một công viên quốc gia ở Indonesia đã đề xuất tạo một nơi an toàn cho các bức ảnh sau khi một người leo núi chết vì chụp ảnh tự sướng, theo The Jakarta Post chia sẻ.
Bác sĩ Mohit Jain nhận định rằng: thật dễ dàng để bỏ qua tất cả những hành vi nguy hiểm từ chụp ảnh tự sướng khi mọi người thực sự đọc trên báo rằng gần 150 hoặc 200 người đang chết trong vài năm qua. Chúng ta không nên mạo hiểm chỉ để chụp một bức ảnh.
Advertisement
Advertisement