Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Hơn 152.000 tỷ đồng trái phiếu được mua lại trước hạn

Chứng khoán

16/11/2022 15:02

Bộ Tài chính cho biết, tính đến hết tháng 10, đã có 152.500 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được mua lại trước hạn, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm 2021

Tại cuộc họp giao ban báo chí 15/11, Bộ Tài chính cho biết sau 10 tháng từ đầu năm, khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã đạt 328.900 tỷ đồng, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2021. Khối lượng trái phiếu phát hành hàng quý cũng đang có xu hướng giảm dần với quý 1 trái phiếu doanh nghiệp để chuyển sang gửi tiết kiệm.

Liên quan việc quản lý và điều hành thị trường trái phiếu, Bộ Tài chính khẳng định nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp trong phát hành trái phiếu đối với nhà đầu tư.

Hơn 152.000 tỷ đồng trái phiếu được mua lại trước hạn - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Theo đó, trái phiếu doanh nghiệp là một loại sản phẩm chứng khoán xác nhận nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi của doanh nghiệp đối với nhà đầu tư sở hữu trái phiếu.

Cơ quan quản lý cũng khẳng định trái phiếu doanh nghiệp không phải sản phẩm tiền gửi tiết kiệm ngân hàng. Trái phiếu thường có độ rủi ro cao hơn các sản phẩm tiết kiệm ngân hàng và phần chênh lệch cao hơn so với lãi suất tiết kiệm chính là rủi ro mà nhà đầu tư chấp nhận khi mua.

"Với đặc điểm trên, nhà đầu tư có trách nhiệm tự đánh giá mức độ rủi ro trong việc đầu tư trái phiếu, hạn chế về giao dịch trái phiếu được đầu tư và tự chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của mình", Bộ Tài chính nêu quan điểm.

Với các doanh nghiệp huy động trái phiếu, Bộ này yêu cầu phải đảm bảo tuân thủ các quy định về điều kiện và hồ sơ khi phát hành, thực hiện công bố thông tin đầy đủ; tính toán phương án huy động, có biện pháp trả nợ; sử dụng vốn đúng mục đích. Trường hợp doanh nghiệp vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, theo Zing.

Bộ Tài chính cũng yêu cầu các doanh nghiệp phát hành phải có trách nhiệm thanh toán đầy đủ, đúng hạn lãi, gốc trái phiếu và thực hiện các cam kết với nhà đầu tư. Doanh nghiệp có trách nhiệm tự cân đối dòng tiền để đảm bảo các nghĩa vụ đã cam kết.

Trường hợp có khó khăn về tình hình tài chính thì phải chủ động xây dựng phương án trả nợ cụ thể và làm việc với các nhà đầu tư như cơ cấu lại nợ, hoán đổi trái phiếu, xử lý tài sản đảm bảo, thỏa thuận thanh toán gốc, lãi trái phiếu bằng tài sản khác của doanh nghiệp. Trường hợp không thỏa thuận được sẽ xử lý theo quyết định của tòa án.

Gần đây, nhiều doanh nghiệp phải xoay xở để có nguồn tiền, gồm cả tiền hoạt động để mua lại hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng giá trị trái phiếu như: Bất động sản An Gia, Hoàng Anh Gia Lai, Cơ điện lạnh (REE), Tập đoàn Gelex, Công ty Yamagata, An Phát Finance, Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS), Ngân hàng OCB, Chứng khoán Tân Việt - TVSI, Hưng Thịnh Land, Gotec Land,...

Công ty Chứng khoán Tân Việt (TVSI) cho biết, các tổ chức phát hành thông qua đại lý là TVSI đã thông báo về kế hoạch mua lại trái phiếu trước hạn của nhiều doanh nghiệp trong quý 4/2022 và năm 2023 với tổng giá trị hơn 2.000 tỷ đồng, theo TPO.

Một số trường hợp, doanh nghiệp mua lại trái phiếu do yêu cầu bắt buộc của Nghị định 65 vì dùng sai mục đích. Tuy nhiên, còn có lý do khác là nhiều nhà đầu tư muốn bán lại trước hạn và doanh nghiệp muốn tránh tin đồn xấu về triển vọng của mình.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement