Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Hoạt động sản xuất tại châu Á suy yếu trong bối cảnh lạm phát gia tăng

Kinh tế thế giới

03/10/2022 15:02

Hoạt động sản xuất bị thu hẹp ở Đài Loan và Malaysia, trong khi tại Nhật Bản, Ấn Độ và Việt Nam mức tăng tưởng trong tháng 9 đã chậm hơn với tháng trước đó do chi phí nguyên liệu thô tăng cao và bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu đè nặng lên tâm lý doanh nghiệp.

Các cuộc khảo sát được đưa ra sau khi dữ liệu về hoạt động nhà máy và dịch vụ của Trung Quốc vào thứ Sáu tuần trước cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang đang suy giảm do việc phong tỏa do COVID đã làm gián đoạn sản xuất và giảm doanh số bán hàng.

Toru Nishihama, nhà kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Dai-ichi Life ở Tokyo (Nhật Bản), cho biết: "Chúng tôi đang thấy điều kiện kinh tế đang xấu đi ở Trung Quốc, Hoa Kỳ và châu Âu. Điều đó chắc chắn đang đè nặng lên hoạt động sản xuất của châu Á".

"Mặc dù sự gián đoạn nguồn cung có thể đã diễn ra, nhưng châu Á hiện đang phải chịu đựng nhu cầu toàn cầu sụt giảm", ông nói thêm.

Dữ liệu trên đã làm mờ đi triển vọng phục hồi của châu Á sau đại dịch COVID-19 và có thể làm tăng thêm lo ngại về suy thoái toàn cầu khi các ngân hàng trung ương lớn bắt tay vào các đợt tăng lãi suất mạnh nhất trong nhiều thập kỷ để kiềm chế lạm phát tăng vọt.

Hoạt động sản xuất tại châu Á suy yếu trong bối cảnh lạm phát gia tăng - Ảnh 1.

Trẻ em chơi trên mặt đất khi khói được thải ra từ ống khói của một nhà máy Hóa chất và Phân bón vào đêm trước Ngày Môi trường Thế giới ở Mumbai, Ấn Độ, ngày 4/6/2019.

Chỉ số nhà quản lý mua hàng (PMI) của Ngân hàng Jibun Nhật Bản đã giảm xuống 50,8 trong tháng 9 từ mức 51,5 của tháng trước, đánh dấu mức tăng trưởng yếu nhất kể từ tháng 1 năm ngoái.

Các đơn đặt hàng mới giảm với tốc độ nhanh nhất trong hai năm, và sản lượng sản xuất đã giảm mạnh nhất trong một năm do nhu cầu từ Trung Quốc và các đối tác thương mại khác suy yếu, cuộc khảo sát PMI của Nhật Bản cho thấy.

Joe Hayes, chuyên gia kinh tế cấp cao của S&P Global Market Intelligence, cho biết: "Đồng yên suy yếu cũng không giúp thúc đẩy nhu cầu xuất khẩu và thay vào đó đang đẩy lạm phát nhập khẩu tăng mạnh và khiến áp lực giá trong nước tăng hơn nữa".

Chỉ số PMI của Đài Loan đạt 42,2 trong tháng 9, giảm từ 42,7 trong tháng 8 và duy trì dưới mốc 50.

Suy thoái kinh tế toàn cầu đang che khuất triển vọng ngay cả đối với các ngành có mức tăng trưởng cao. Nhà sản xuất ô tô điện hàng đầu Tesla Inc hôm Chủ nhật đã công bố lượng xe điện giao hàng thấp hơn dự kiến trong quý III.

Trong khi công ty cho biết những thách thức về hậu cần làm lu mờ số lượng giao hàng của họ, một số nhà phân tích bày tỏ lo ngại về nhu cầu đối với các mặt hàng có giá cao do tăng trưởng toàn cầu chậm lại.

PMI của Việt Nam đã giảm xuống 52,5 từ 52,7 trong tháng 8, trong khi của Malaysia giảm xuống 49,1 từ 50,3, các cuộc khảo sát cho thấy.

Tăng trưởng nhà máy của Ấn Độ giảm xuống mức thấp nhất trong ba tháng vào tháng 9 do nhu cầu và sản lượng trung hòa, mặc dù áp lực lạm phát đã giảm bớt và niềm tin kinh doanh mạnh mẽ hơn.

Lạm phát tăng vọt đã buộc Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ và châu Âu bắt tay vào việc tăng lãi suất, làm dấy lên lo ngại về sự sụt giảm mạnh nhu cầu toàn cầu vốn là cơ sở cho xuất khẩu ở châu Á.

Sự suy thoái của Trung Quốc cũng đã cản trở sự phục hồi kinh tế của châu Á. Với một vài dấu hiệu Bắc Kinh sẽ sớm giảm chính sách Zero Covid, nhiều nhà phân tích cho rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ chỉ tăng trưởng 3% trong năm nay, mức chậm nhất kể từ năm 1976, ngoại trừ mức thấp 2,2% trong đợt bùng phát COVID vào năm 2020.

Dữ liệu cho thấy vào thứ Sáu, PMI chính thức của Trung Quốc đã tăng lên 50,1 trong tháng 9 từ 49,4 trong tháng 8. Nhưng dữ liệu riêng biệt cho thấy PMI sản xuất của Caixin/Markit đã giảm nhiều hơn dự kiến xuống 48,1 trong tháng 9 từ 49,5 trong tháng 8.

(Nguồn: USNEWS)

N.MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement