Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Hiệu quả của vaccine Pfizer giảm xuống còn 84% sau 6 tháng tiêm chủng

Kinh tế thế giới

29/07/2021 10:12

Hiệu quả của vaccine COVID-19 Pfizer giảm dần theo thời gian, giảm xuống còn khoảng 84% đối với những người được tiêm chủng 4 -6 tháng sau khi tiêm liều thứ hai, theo CEO Albert Bourla.

Bình luận này dựa trên những phát hiện từ một nghiên cứu mới của công ty. Nó xảy ra khi nhà sản xuất thuốc xung đột với các quan chức y tế Hoa Kỳ về nhu cầu tiêm liều vaccine COVID-19 thứ ba, để tăng cường khả năng miễn dịch.

Nghiên cứu cho thấy hiệu quả của vaccine là mạnh nhất, ở mức 96,2%, trong khoảng thời gian từ một tuần đến hai tháng sau khi tiêm liều thứ hai. Sau đó, nó giảm trung bình 6% sau mỗi hai tháng. Bourla cho biết, hiệu quả sau “bốn đến sáu tháng là khoảng 84%”.

"Dữ liệu từ Israel cho thấy rằng khả năng miễn dịch của vaccine đang suy yếu và không còn chống lại 100% nguy cơ nhập viện", Bourla nói. 

pfizer.jpg
Ảnh minh họa vaccine COVID-19 Pfizer. Ảnh: Reuters

"Tin tốt là chúng tôi tin tưởng rằng liều vaccine thứ 3, được xem là liều vaccine tăng cường, sẽ đáp ứng miễn dịch ở mức đủ để chống lại biến thể Delta", CEO Pfizer nói thêm. Đồng thời ông đề cập đến biến thể Delta, chủng virus dễ lây lan đang hoành hành ở Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác trên toàn cầu.

Bourla nhấn mạnh rằng việc vaccine giảm hiệu quả theo thời gian không phải là hiếm và đã có tiền lệ về liều vaccine thứ ba ở các bệnh khác.

Pfizer sẽ chính thức gửi dữ liệu cho các cơ quan quản lý Hoa Kỳ về lợi ích của liều vaccine Covid thứ ba vào giữa tháng 8, Bourla cho biết.

Đầu tháng này, khi Pfizer lần đầu tiên công bố kế hoạch của mình, Cục Quản lý Thực phẩm & Dược phẩm cũng như Trung tâm Kiểm soát & Phòng ngừa Dịch bệnh đã đưa ra một tuyên bố chung chống lại quan điểm này. Cả 2 cơ quan cho rằng: "Những người Mỹ đã được tiêm chủng đầy đủ không cần tiêm nhắc lại tại thời gian này”.  

CDC và Tổ chức Y tế Thế giới cũng không khuyến nghị tiêm vaccine tăng cường vào lúc này.

Hôm 28/7, Tiến sĩ Kate O’Brien, giám đốc tiêm chủng, vắc xin và sinh phẩm của WHO, cho biết tổ chức này vẫn đang nghiên cứu xem có cần tiêm nhắc lại để tăng cường khả năng bảo vệ hay không.

“Chúng tôi không có đủ thông tin để đưa ra khuyến nghị vào thời điểm này”, O’Brien cho biết trong một cuộc phỏng vấn. “Hơn nữa, đây là một chủ đề rất nóng và có rất nhiều nghiên cứu đang được tiến hành để có thể đưa ra một khuyến nghị dựa trên bằng chứng”.

Tuyên bố của Pfizer xuất hiện sau khi CDC Hoa Kỳ thay đổi các hướng dẫn trước đó và khuyến cáo những người Mỹ đã được tiêm phòng đầy đủ, sống ở những khu vực có tỷ lệ nhiễm COVID-19 cao nên đeo khẩu trang trở lại.

Các ca nhiễm COVID-19 ở Mỹ tăng mạnh trong những tuần gần đây. Các quan chức y tế cho biết, nguyên nhân chủ yếu là do biến thể Delta dễ lây lan. Theo đó, phần lớn các ca nhập viện và tử vong vì COVID-19 là ở những người chưa được tiêm chủng.

Mặt khác, biến thể Delta rất dễ lây lan đến mức những người được tiêm chủng có thể truyền virus dễ dàng như những người không được tiêm chủng, ngay cả trong trường hợp không có triệu chứng, Giám đốc CDC Rochelle Walensky cho biết hôm 27/7.

NHẬT SANG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement