Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Hành trình tái cơ cấu của tập đoàn Evergrande: Chờ tia nắng ấm

Kinh tế thế giới

28/01/2022 07:02

Mặc dù nhà đầu tư mong đợi tổ chức do nhà nước “chống lưng” sẽ giúp quá trình tái cơ cấu Evergrande diễn ra suôn sẻ, song một số lại lo ngại chính phủ sử dụng tiền thu được ưu tiên trả nợ trong nước.

Cổ phiếu của tập đoàn bất động sản China Evergrande Group (Trung Quốc) giảm giá trong phiên giao dịch 27/1, khi các nhà đầu tư tỏ ra hoài nghi về kế hoạch tái cơ cấu được xây dựng một cách sơ sài của của công ty phát triển bất động sản đang nợ nần chống chất này.

Trước đó, trong một cuộc điện đàm ngày 26/1 với các chủ nợ, các lãnh đạo của Evergrande bày tỏ hy vọng có thể làm việc với họ để đạt được một giải pháp quản lý rủi ro, và Evergrande sẽ đối xử với tất cả các chủ nợ “một cách công bằng và tuân theo quy định quốc tế.”

ttxvnevergrande_cose.jpg
Văn phòng của tập đoàn bất động sản Evergrande tại Hong Kong, Trung Quốc. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Evergrande cũng kêu gọi các chủ nợ không thực hiện các hành động pháp lý mạnh tay với công ty này.

Nhưng nhiều người nắm giữa trái phiếu của Evergrande tỏ ra thất vọng với cuộc điện đàm kéo dài 25 phút này, vì cho rằng nó không cung cấp thông tin gì về các kế hoạch của Evergrande.

Sau cuộc điện đàm này, trong phiên giao dịch sáng nay, cổ phiếu của Evergrande đã có thời điểm giảm đến 9,6% xuống còn 1,6 HKD (0,2054 USD), mức thấp nhất trong gần hai tuần qua.

Lần trao đổi được chờ đợi từ lâu này của Evergrande với các chủ nợ diễn ra trong bối cảnh Chính phủ Trung Quốc đang thắt chặt kiểm soát đối với nhà phát triển bất động sản này, đồng thời thực hiện nhiều biện pháp để bình ổn lĩnh vực bất động sản đang gặp khủng hoảng của Trung Quốc.

Nhiều giải pháp

Trước đó, chính quyền tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), nơi tập đoàn bất động sản Evergrande đặt trụ sở và điều hành việc tái cơ cấu tập đoàn này sau khủng hoảng nợ, đang muốn tách các tài sản ở nước ngoài của Evergrande và sau đó bán để trả các khoản nợ nước ngoài. Động thái này nhằm thúc đẩy hy vọng thu hồi vốn của các bên cho vay nước ngoài.

Chính quyền tỉnh Quảng Đông dự định đưa ra kế hoạch tái cơ cấu nợ cho tập đoàn Evergrande vào tháng Ba tới. Điều này có thể “xóa sổ” 60% cổ phần của Chủ tịch tập đoàn này Hui Ka Yan.

ttxvnthuonghai_bcxy.jpg
Tòa nhà của tập đoàn Evergrande tại Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 22/9/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Chính quyền tỉnh đang đề xuất rằng các nhà đầu tư thuộc nhà nước nên mua tài sản của Evergrande và số tiền thu được từ việc bán tài sản nước ngoài nên được sử dụng để trả nợ nước ngoài.

Mặc dù các nhà đầu tư mong đợi các tổ chức do nhà nước “chống lưng” sẽ giúp quá trình tái cơ cấu Evergrande diễn ra suôn sẻ, song một số lại lo ngại rằng Chính phủ Trung Quốc sẽ sử dụng tiền thu được từ bất kỳ hoạt động bán tài sản nào để ưu tiên trả nợ trong nước.

Chính quyền tỉnh Quảng Đông đã hoàn thiện văn kiện khung và đệ trình lên nội các Trung Quốc để thảo luận vào cuối tuần này, đồng thời bổ sung một đề xuất tái cơ cấu chi tiết sẽ được công bố vào tháng 10/2022.

Evergrande là công ty bất động sản mắc nợ nhiều nhất thế giới với hơn 300 tỷ USD nợ phải trả, bao gồm gần 20 tỷ USD trái phiếu quốc tế, tất cả đều được coi là mất khả năng thanh toán sau khi một loạt các khoản thanh toán quá hạn vào cuối năm ngoái.

Trước đó, Evergrande cho biết họ đang thuê thêm cố vấn tài chính và cố vấn pháp lý gồm China International Capital Corp Ltd, BOCI Asia Ltd và Zhong Lun Law Firm để theo dõi các yêu cầu từ các chủ nợ.

Động thái này diễn ra một ngày sau khi một nhóm chủ nợ nước ngoài, đại diện là công ty luật Kirkland & Ellis và ngân hàng đầu tư Moelis, cho biết họ đã sẵn sàng thực hiện "các hành động thực thi" để bảo vệ quyền lợi của các khách hàng bởi những điều mà họ cho rằng Evergrande “không đạt đúng cam kết."

Hiện Evergrande cũng đang đẩy nhanh việc bán các dự án nhằm giải quyết khó khăn tài chính hiện nay.

Công ty cung cấp thông tin tài chính và phân tích S&P Global (Mỹ) cũng cảnh báo rủi ro vỡ nợ trên thị trường bất động sản Trung Quốc sẽ tăng mạnh trong quý 1/2022 nếu các biện pháp hỗ trợ của chính phủ nước này chưa phát huy hiệu quả.

Một tín hiệu góp phần cải thiện tâm lý của giới đầu tư đó là việc Country Garden, nhà phát triển bất động sản lớn nhất Trung Quốc theo doanh số, cho biết họ sẽ phát hành 3,9 tỷ đô la Hong Kong (HKD) trái phiếu chuyển đổi để tái cấp vốn cho khoản nợ sẽ đến hạn thanh toán trong vòng một năm.

Một mục tiêu

Evergrande đã đạt thỏa thuận với những người nắm giữ trái phiếu của tập đoàn về việc hoãn trả lãi và mua lại trái phiếu trị giá 4,5 tỷ nhân dân tệ (NDT) trong sáu tháng tại cuộc họp hồi đầu tháng 1/2022.

Evergrande có hơn 300 tỷ USD nghĩa vụ tài chính phải thanh toán, trong đó có 19 tỷ trái phiếu quốc tế của Evergrande đang trong tình trạng vi phạm chéo (cross-default) sau khi công ty này đã quá thời hạn thanh toán trái phiếu trong tháng trước.

Vi phạm chéo là một điều khoản trong khế ước trái phiếu hoặc hợp đồng cho vay quy định rằng người đi vay được coi là vỡ nợ khi họ vỡ nợ trong một nghĩa vụ nợ khác.

Hengda, công ty “con cưng” về bất động sản của Evergrande, cho biết tập đoàn này xin hoãn trả lãi và mua lại trái phiếu với lý do “tình trạng hoạt động hiện tại” của bên phát hành trái phiếu.

Evergrande xin hoãn trả lãi và mua lại trái phiếu tháng 1/2023 trị giá 4,5 tỷ NDT của Hengda Real Estate Group từ ngày 8/1 đến ngày 8/7. Điều này cho phép những người nắm giữ trái phiếu trên được hưởng quyền bán trái phiếu lại cho đơn vị phát hành trong tuần này.

Evergrande, nhà phát triển bất động sản nhiều nợ nhất trên thế giới, vẫn chưa lỡ khoản thanh toán nào đối với các loại trái phiếu trong nước, vốn là trái phiếu cao cấp hơn các loại trái phiếu quốc tế.

Trước đó, tập đoàn này đã quá hạn thanh toán 82,5 triệu USD lãi trái phiếu quốc tế sau khi khoảng thời gian ân hạn một tháng đã kết thúc vào tháng trước.

Cuộc họp được thông báo công khai trên của Evergrande với những người nắm giữ trái phiếu trong nước trái ngược với sự im lặng của tập đoàn này về tình hình trái phiếu quốc tế kể từ lần đầu tiên quá hạn trả lãi trái phiếu bằng đồng USD hồi tháng Chín năm ngoái.

Giới chức Trung Quốc đã nhiều lần trấn an thị trường rằng các vấn đề của Evergrande có thể được giải quyết, đồng thời nhấn mạnh rằng việc trả tiền lương cho người lao động và giao nhà cho khách hàng là ưu tiên đối với các công ty phát triển bất động sản nhằm duy trì sự ổn định xã hội.

TTXVN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement