Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Hai kịch bản kinh tế và tác động của gói hỗ trợ 2,84% GDP

Quản trị

19/10/2021 08:25

Theo PGS, TS. Phạm Thế Anh, sức ép lạm phát là hiện hữu, mức cung tiền trong nền kinh tế cũng phải hạn chế lại trong năm nay. Do đó, hỗ trợ của nền kinh tế nếu có, sẽ đến từ chính sách tài khóa.

Hai kịch bản cho nền kinh tế

Sự bùng phát của dịch COVID-19 lặp lại trong năm nay đã làm nền kinh tế bị đình trệ, đứt gẫy chuỗi cung ứng, xáo trộn thị trường lao động và doanh nghiệp nội địa bị tổn thương nặng nề. Không chỉ vậy, động thái địa chính trị và diễn biến kinh tế thế giới có thể làm tăng rủi ro cho yếu tố đầu vào của doanh nghiệp.

chinh-sach-tien-te.jpeg

Nếu Việt Nam theo đuổi chính sách tiền tệ mở rộng sẽ dễ thổi bong bóng tài sản, chứ không cải thiện về vấn đề sản xuất, tiêu dùng (ảnh minh hoạ).

Theo TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS), kết quả tăng trưởng GDP của 9 tháng đầu năm 2021 chưa phản ánh hết những khó khăn của nền kinh tế, đặc biệt là đối với khu vực phi chính thức, bởi sức đề kháng của doanh nghiệp vẫn đang suy giảm nghiêm trọng, nhất là tại trung tâm kinh tế khu vực Nam bộ.

Về triển vọng tăng trưởng trong giai đoạn tới phụ thuộc lớn vào tốc độ và quy mô tiêm chủng vaccine và hiệu quả phản ứng phụ của các biện pháp phòng chống dịch. Không thể thiếu hiệu quả thực chất của các gói hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng, dù lạm phát chưa trở thành một mối đe dọa vĩ mô, nhưng ổn định vĩ mô trở nên dễ tổn thương trong giai đoạn tới, khi ẩn số về khu vực doanh nghiệp còn mờ mịt, nợ xấu tiếp tục tích lũy và có thể tăng mạnh là nguyên nhân tiềm tàng gây rủi ro cho hệ thống tài chính trong thời gian sau dịch. Vì vậy cần chuẩn bị các tình huống cực đoan để chủ động đối phó, tránh rối loạn và bất nhất như thời gian vừa qua”, TS. Nguyễn Đức Thành phân tích.

Về các kịch bản tăng trưởng năm 2021, TS. Nguyễn Đức Thành đã dự báo hai khả năng như sau:

Với kịch bản cao: GDP dự báo tăng 1,8%. Trong kịch bản này, cả nước thống nhất được các biện pháp thích ứng với bệnh dịch, vẫn đảm bảo sản xuất và lưu thông hàng hóa không bị đứt gãy từ quý 4. Các hoạt động sản xuất và tiêu dùng được hồi phục một cách chậm chạp nhưng tích cực. Các trung tâm kinh tế hoàn thành kế hoạch tiêm chủng ngay trong nửa đầu quý 4 và mở rộng ra các tỉnh trong những tháng cuối năm. Tình trạng phong tỏa như trong quý 3 không lặp lại.

Với kịch bản thấp: Tăng trưởng kinh tế dự báo chỉ đạt 0,2% nếu chính sách tiếp tục thiếu đồng bộ, dịch bệnh có khả năng tái phát ở một số địa phương, dẫn tới việc phải thực hiện hạn chế đi lại, tình hình chưa có cải thiện đáng kể trong năm 2021. Tình trạng "đóng – mở" lặp lại ở một số nơi xuất hiện các ca nhiễm tăng tính bất định cho sản xuất. Các đơn hàng tiếp tục rời khỏi Việt Nam do đứt gãy chuỗi cung ứng. Thiếu hụt lao động diễn ra đến hết quý 1/2022. Chi phí tăng cao khiến nhiều ngành thu hẹp, doanh nghiệp tiếp tục đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng.

ts-thanh.jpeg

TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam.

Dư địa tiền tệ hẹp, gói hỗ trợ dự kiến tác động tới đâu?

Trước tình hình kinh tế còn bất định, có nhiều ý kiến đặt ra rằng, giá hàng hóa từ năm ngoái đến nay tăng rất mạnh, trong khi chỉ số CPI chỉ xấp xỉ 2%, liệu độ trễ của chính sách tiền tệ hiện nay đối với lạm phát có nguy cơ gì trong thời gian tới? Về vấn đề này, PGS.TS. Phạm Thế Anh - Chuyên gia Kinh tế Vĩ mô; Trưởng bộ môn Kinh tế Vĩ mô, trường Đại học Kinh tế Quốc dân; Kinh tế trưởng VESS cho rằng, khi nhìn lại chỉ số CPI theo báo cáo của Tổng cục Thống kê là rất thấp, tăng chỉ khoảng 1,8%, trong 9 tháng đầu năm quanh quẩn ở mức 2%, nhưng khi nhìn vào chỉ số GDPdeflator (chỉ số điều chỉnh GDP) trong 9 tháng đầu năm đã tăng 23%. Nghĩa là tăng gấp 10 lần so với CPI, điều đó thể hiện rõ sự phân kỳ giữa 2 chỉ số, trong khi thông thường 2 chỉ số này biến động cùng nhau. Đồng thời thể hiện sức ép lạm phát không hề nhỏ tới nền kinh tế, chủ yếu là do sức cầu giảm mạnh trong mấy tháng vừa qua, khi hàng hoá doanh nghiệp sản xuất ra không đến tay người tiêu dùng, tạo ra sự đứt gãy,... Vì vậy, nguy cơ lạm phát tương đối lớn do chi phí sản xuất sớm muộn sẽ phản ánh vào giá cả thị trường hàng hóa đầu ra.

ts-the-anh.jpeg

PGS.TS. Phạm Thế Anh - Chuyên gia Kinh tế Vĩ mô; Trưởng bộ môn Kinh tế Vĩ mô, trường Đại học Kinh tế Quốc dân; Kinh tế trưởng VESS.

Đáng chú ý, giá lương thực thực phẩm cuối năm sẽ tăng trở lại, do thời gian vừa qua sản xuất thu hẹp, khả năng dẫn đến thiếu nguồn cung trong cuối năm, trong khi cầu được mở rộng và hồi phục. Chưa kể các vấn đề liên quan đến thiên tai, mưa lũ, bão lụt sẽ làm tăng nguy cơ tiêu dùng khá lớn.

Theo vị PGS, trong bối cảnh mở rộng tiền tệ hiện nay, lãi suất tiền gửi rất thấp, nhu cầu về vốn gần như không tăng trưởng, trừ một số những doanh nghiệp được lợi, còn đa số nhu cầu tín dụng rất thấp, mà ngân hàng cũng không huy động được vốn với lý do đơn giản là người dân gửi tiền ít đi, dịch chuyển nhiều hơn sang bất động sản và chứng khoán. Trên thị trường, bong bóng tài sản đã xảy ra, điển hình là giá cả đất đai từ năm ngoái đến năm nay tăng gấp đôi, gấp ba lần.

Vì vậy dư địa của chính sách tiền tệ rất hạn hẹp, không chỉ đối mặt với sức ép lạm phátgiá cả tiêu dùng, dẫn tới khả năng hạ lãi suất tiếp gần như là không có. Nếu Ngân hàng Nhà nước nhận thức được vấn đề sức ép giá tiêu dùng, giá tài sản lớn như vậy, thì sẽ không mở rộng tiền tệ và mức cung tiền trong nền kinh tế cũng phải hạn chế lại trong năm nay. Do đó, hỗ trợ của nền kinh tế nếu có sẽ đến từ chính sách tài khóa”, PGS.TS. Phạm Thế Anh cho biết.

Còn theo TS. Nguyễn Đức Thành, nếu Việt Nam theo đuổi chính sách tiền tệ mở rộng sẽ dễ thổi bong bóng tài sản, chứ không cải thiện về vấn đề sản xuất, tiêu dùng. “Chúng tôi có quan điểm rằng, tiền tệ vẫn có sự mở rộng, không thu hẹp nhưng cũng không chặt chẽ quá đến mức gây sc như tăng lãi suất đột ngột, hay co lượng tiền lại, mà việc điều hành phải hết sức thận trọng”, TS. Nguyễn Đức Thành nhấn mạnh.

Một vấn đề đang được quan tâm hiện nay nữa, đó là việc gói hỗ trợ tăng trưởng mà Chính phủ đang triển khai và dự kiến khoảng 2,8% GDP. Với gói này, theo quan điểm những nhà làm chính sách cho rằng không mất cân đối vĩ mô, nhưng phải chăng quy mô còn quá nhỏ và liệu có thực sự mang lại ý nghĩa?

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng giá trị các gói hỗ trợ nền kinh tế trong đại dịch ước khoảng 10,45 tỷ USD, tương đương 2,84% GDP của 2020.

Theo PGS.TS. Phạm Thế Anh, từ quy mô hiện tại sẽ chưa đủ để gây ra bất ổn kinh tế vĩ mô, vì nó đều là những hỗ trợ rất nhỏ, đã nằm trong dự phòng ngân sách từ đầu năm, chứ không cần phải đi vay thêm để thực hiện.

Nếu Việt Nam tiếp tục đưa ra các gói hỗ trợ thì tôi nhấn mạnh rằng, vẫn nên hỗ trợ an sinh xã hội, hỗ trợ những người mất việc đủ nhanh, đủ lớn để giữ chân người lao động. Để làm được điều này, chính quyền trên địa bàn của công nhân sinh sống cùng chính quyền ở quê của người lao động cần phải kết hợp với nhau, để cùng thực hiện”, PGS.TS. Phạm Thế Anh khuyến nghị.

Một số điểm cần lưu ý về chính sách trong thời gian tới:

Thứ nhất, đặt ưu tiên đẩy nhanh tiến độ và quy mô tiêm chủng vaccine về các địa phương, khai thông đi lại và lưu thông hàng hóa.

Thứ hai, thực hiện các gói tài khóa tập trung vào củng cố hạ tầng trang thiết bị y tế, lực lượng y bác sĩ, đồng thời hỗ trợ người lao động mất việc, yêu cầu lãnh đạo tỉnh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tiếp nhận người lao động quay trở lại địa phương trên toàn quốc.

Thứ ba, thực hiện chính sách tiền tệ thích ứng với nhu cầu tín dụng của nền kinh tế, nhưng kiểm soát tăng trưởng cung tiền quanh mức 10% đi kèm các biện pháp kiểm soát rủi ro ở mức vừa phải.

Thứ tư, là các nhà lãnh đạo cần nhất quán trong các phát ngôn để điều hành kinh tế kiên định với các nguyên tắc kinh tế thị trường đã được xác lập. Việc huy động nguồn lực trong xã hội cần thống nhất thực hiện thông qua công cụ lãi suất và các cơ chế đã có trên thị trường tài chính, mà đối tượng điều hành duy nhất là VND.

TS. Nguyễn Đức Thành, VESS

DIỄM NGỌC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement