Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Hạ viện Mỹ thông qua gói cứu trợ 484 tỉ USD

Vĩ mô

24/04/2020 10:06

Hạ viện hôm 23/4 đã thông qua gói giải cứu trị giá 484 tỷ USD nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và các bệnh viện bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Theo Forbes, gói cứu trợ mới được Hạ viện thông qua vào ngày 23/4 sẽ bơm thêm 310 tỉ USD vào Chương trình Bảo vệ Thu nhập, với 60 tỉ USD trong số đó dành riêng cho các doanh nghiệp chưa có quan hệ với ngân hàng. Mỹ cũng sẽ cung cấp thêm 75 tỉ USD cho các đơn vị y tế và 25 tỷ USD còn lại nhằm đẩy mạnh việc xét nghiệm COVID-10, phần cốt lỗi trong bất kỳ kế hoạch nào nhằm tái khởi động kinh tế Mỹ.

Hạ viện Mỹ cũng đã đồng ý thành lập một ủy ban giám sát virus corona để theo dõi phản trước ứng khủng hoảng của liên bang.

Gói cứu trợ mới không còn rót tiền vào chính quyền các bang, địa phương cũng như các chương trình hỗ trợ dinh dưỡng. Đây đều là những điều khiến các thành viên đảng Cộng hòa bận tâm trong suốt quá trình đàm phán.

Đảng Dân chủ gần đây đã bày tỏ sự quan ngại khi chính phủ dùng nợ để cứu trợ, cho rằng điều này có thể gia tăng chi phí hơn cả gói giải cứu trị giá 2.200 tỉ USD trước đó. Ảnh: Getty.
Đảng Dân chủ gần đây đã bày tỏ sự quan ngại khi chính phủ dùng nợ để cứu trợ, cho rằng điều này có thể gia tăng chi phí hơn cả gói giải cứu trị giá 2.200 tỉ USD trước đó. Ảnh: Getty.

Dự kiến những vấn đề này, cùng những vấn đề khác như cải cách bầu cử bằng mail hay chi trả rủi ro cho những lao động thiết yếu - sẽ trở thành tâm điểm của những buổi thảo luận tiếp theo nhằm hình thành gói cứu trợ mới.

Đảng Dân chủ gần đây đã bày tỏ sự quan ngại khi chính phủ dùng nợ để cứu trợ, cho rằng điều này có thể gia tăng chi phí hơn cả gói giải cứu trị giá 2.200 tỉ USD trước đó.

Cũng trong hôm 23/4, Thượng nghị sĩ Mitch McConnell đưa ra lời khuyên nếu các bang rơi vào khủng hoảng ngân sách vì virus corona, hãy suy xét tới việc tuyên bố phá sản thay vì phụ thuộc vào trợ cấp liên bang. Phát ngôn này đã vấp phải sự chỉ trích của thống đốc New York Andrew Cuomo.

Việc thông qua dự luật này nhiều khả năng sẽ chưa chấm dứt các biện pháp ứng phó đại dịch hoặc những bất đồng liên quan đến vấn đề làm thế nào để có thể hạn chế tốt nhất những tác động đến tiền lương và sức khỏe của người dân Mỹ.

Đợt giải ngân đầu tiên dành cho các doanh nghiệp nhỏ đã được thực hiện chỉ vài ngày sau khi gói giải cứu sẵn sàng, mặc dù hiện vẫn chưa rõ có bao nhiêu doanh nghiệp đã thực sự nhận được tiền và số tiền mới cũng có thể đã nhanh chóng hết sạch.

   Chủ tịch Hạ viện Mỹ , bà Nancy Pelosi. Ảnh: Reuters.

Chủ tịch Hạ viện Mỹ, bà Nancy Pelosi. Ảnh: Reuters.

Các nghị sỹ Đảng Dân chủ đã đề xuất một dự luật bổ sung nhằm hỗ trợ các bang và đô thị yêu cầu Chính phủ liên bang giúp đỡ họ vượt qua tình trạng khủng hoảng ngân sách do đại dịch, bên cạnh các ưu tiên khác của Đảng. Mặc dù Tổng thống Donald Trump cho biết ông ủng hộ việc thông qua gói cứu trợ, song Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện, Mitch McConnell, trong tuần này cho biết ông ủng hộ việc cho phép các bang tuyên bố phá sản.

Đại dịch virus corona đã khiến số người bị nhiễm, số người chết, số người bị sa thải và nghỉ phép ngày càng gia tăng. Theo số liệu của Đại học Johns Hopkins, Mỹ đã có hơn 850,000 ca nhiễm COVID-19 và ít nhất 47,000 người tử vong.

Ở nước Mỹ, chính phủ hôm 23/4 vừa công bố có hơn 4,4 triệu người lao động bị sa thải đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp vào tuần trước, trong bối cảnh tình trạng cắt giảm việc làm ngày càng gia tăng khi nền kinh tế vẫn còn đang tạm dừng do dịch bệnh.

Trong vòng năm tuần qua kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát tại Mỹ đã có đến 26 triệu người lao động xin trợ cấp thất nghiệp trong 5 tuần gần nhất. Nghĩa là có đến 1/6 người lao động Mỹ mất việc làm. Đây là chuỗi sa thải tồi tệ nhất từng được ghi nhận ở xứ cờ hoa. Các chuyên gia kinh tế đã dự báo tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ trong tháng 4 có thể lên đến 20%.

Theo số liệu được Chính phủ Mỹ công bố trong ngày thứ Năm. Mặc dù một số bang sẽ bắt đầu mở cửa trở lại, đi ngược với mong muốn của các quan chức y tế thuộc Chính quyền Donald Trump – nhưng nhiều bang sẽ tiếp tục đóng cửa các hoạt động kinh doanh trong nhiều tuần để làm chậm sự lây lan của dịch bệnh.

Nguồn: Forbes, Reuters

NGỌC CHÂU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement