Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Hà Nội thu tiền công đức hơn 670 tỷ đồng năm 2023, dẫn đầu cả nước

Chính sách - Hạ tầng

26/06/2024 20:16

Bộ Tài chính cho biết, cả nước thu 4.100 tỷ đồng tiền công đức năm 2023. Hà Nội dẫn đầu cả nước về số thu tiền công đức hơn 670 tỷ đồng; các di tích lịch sử - văn hóa thu tiền công đức nhiều nhất là Miếu Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc, An Giang và đền Bảo Hà ở Lào Cai.

Bộ Tài chính vừa công bố báo cáo kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại di tích lịch sử, văn hóa trên cả nước năm 2023. Sau khi tổng hợp tổng hợp báo cáo tiền công đức trên cả nước, Bộ Tài chính đã có báo cáo gửi Chính phủ.

Theo Bộ Tài chính, tổng số tiền công đức được địa phương báo cáo là 4.100 tỷ đồng. Cả nước có hơn 31.000 di tích lịch sử - văn hóa báo cáo thu chi tiền công đức, trong đó có 7 di tích có tiền thu công đức trên 25 tỷ đồng, 28 di tích thu trên 10 tỷ đồng, 63 di tích thu trên 5 tỷ đồng.

Các di tích lịch sử - văn hóa thu tiền công đức nhiều nhất gồm: Miếu Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc, An Giang 220 tỷ đồng; đền Bảo Hà (Lào Cai) 71 tỷ đồng…

Hà Nội thu tiền công đức hơn 670 tỷ đồng năm 2023, dẫn đầu cả nước- Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Hà Nội dẫn đầu cả nước với số thu tiền công đức hơn 670 tỷ đồng. Cả nước có 7 tỉnh thu trên 200 tỷ đồng tiền công đức, gồm: Hải Dương, An Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Nam Định, Quảng Ninh. Có 9 địa phương có số thu tiền công đức từ 100-200 tỷ đồng.

Các di tích trên cả nước cũng chi hơn 3.610 tỷ đồng, trong đó khoản chi lớn nhất cho tu bổ, tôn tạo di tích chiếm 46%. Các khoản chi quản lý, tổ chức lễ hội, xây dựng công trình phụ trợ di tích dao động 12-19% tổng nguồn thu.

Việc công đức, tài trợ theo hình thức chuyển khoản quét mã QR đang phát triển nhanh, được nhiều người lựa chọn như một thói quen khi đến di tích, dễ nhận thấy ở một số di tích như: Đền Voi Phục và Đền Quán Thánh ở quận Ba Đình, Hà Nội; Đền Cửa Ông ở Quảng Ninh; Đền Hùng ở Phú Thọ; Đền Bảo Hà ở Lào Cai; Đền Chợ Củi ở Hà Tĩnh…

Từ năm 2021, Giáo hội Phật giáo Việt Nam thí điểm "cúng dường" qua ví điện tử tại một số chùa ở Hà Nội, Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Bình, TP.HCM, Đồng Nai và Cần Thơ, được các chùa ủng hộ và đông đảo tín đồ đón nhận.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính lưu ý, đa số báo cáo của địa phương cho rằng số liệu báo cáo thu, chi tiền công đức, tài trợ của các di tích, kể cả di tích xếp hạng quốc gia đặc biệt mới chỉ phản ánh một phần, chưa đầy đủ. Tại các di tích là cơ sở tôn giáo về cơ bản đều có hoạt động thu, chi tiền công đức, tài trợ nhưng còn khoảng 31%, tương ứng 1.771 cơ sở di tích không báo cáo.

Nguyên nhân do nhiều chùa thuộc sở hữu chung của cộng đồng đã được UBND cấp tỉnh đưa vào danh mục kiểm kê để phục vụ cho công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích không báo cáo.

Nhiều di tích chưa báo cáo, số liệu báo cáo chưa đầy đủ, nhưng với tổng số thu 4.100 tỷ đồng trong năm 2023, Bộ Tài chính cho rằng người dân có nhu cầu rất lớn trong việc đóng góp tu bổ, tôn tạo di tích và tổ chức lễ hội, theo Dân trí.

“Việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại nhiều di tích chưa chặt chẽ, tiềm ẩn rủi ro, để thất thoát, trộm cắp. Có di tích giao tiền cho cá nhân giữ, đứng tên gửi tiết kiệm. Một số di tích có thói quen giữ tiền mặt mà không gửi vào tài khoản bị kẻ gian lấy trộm, kẻ gian cạy phá hòm lấy tiền”, đại diện Bộ Tài chính cho biết.

Bộ Tài chính đề xuất địa phương, đơn vị tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng tiền công đức, tài trợ. Đồng thời đưa việc tiết kiệm thành văn hóa của người đại diện ban quản lý di tích. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực xã hội cho phát triển văn hóa của đất nước.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội - cho rằng, các tổ chức tôn giáo nên đặt chuyện tiền công đức trong xu thế chung, bởi những người làm thiện nguyện ngày càng quan tâm hơn về việc tiền của mình được sử dụng ra sao, theo TPO.

“Khi nhà hảo tâm biết chính xác tiền công đức của họ được sử dụng vào những hoạt động gì, họ sẽ cảm thấy tự tin và thoải mái hơn trong việc đóng góp và hỗ trợ các hoạt động từ thiện. Việc minh bạch cũng nâng cao hiệu quả sử dụng tiền công đức, phòng tránh các hành vi gian lận và lạm dụng tiền công đức”, ông Sơn nói.

AN LY (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement