Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Grab, Uber hoạt động tại thị trường chưa được cấp phép thí điểm

Vĩ mô

14/01/2018 08:50

Ứng dụng taxi công nghệ Uber, Grab vừa bị Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu chấm dứt hoạt động khi cung cấp dịch vụ tại thị trường chưa được cấp phép.

Theo đề án được cấp phép, Công ty TNHH Grab Taxi đủ điều kiện tham gia cung cấp dịch vụ hỗ trợ quản lý và kết nối vận tải hành khách, áp dụng thí điểm tại 5 địa phương bao gồm Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quảng Ninh trong vòng 2 năm (2016-2018).

Trong khi đó, sau hai lần từ chối cấp phép thí điểm cho Uber, ngày 10/4/2017 vừa qua, Bộ Giao thông Vận tải cũng đã chấp thuận cho ứng dụng tham gia tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, Uber Việt Nam còn cần được sự chấp thuận của các địa phương khi đăng ký hoạt động.

Grab triển khai dịch vụ Biên Hòa và Vũng Tàu từ 11/12/2017 ngoài phạm vi cung cấp thí điểm.
Grab triển khai dịch vụ Biên Hòa và Vũng Tàu từ 11/12/2017 ngoài phạm vi cung cấp thí điểm.

Nếu như trước đây, cả Grab hay Uber đều chỉ hoạt động chủ yếu tại TP.HCM và Hà Nội, thì nay, hai ứng dụng này được cho là đã đánh tiếng sang các tỉnh lân cận, bao gồm Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu. Đáng chú ý là có cả tỉnh không nằm trong diện được thí điểm như với Grab.

Theo văn bản mới nhất của Bộ Giao thông Vận tải, cơ quan này đã yêu cầu GrabTaxi Việt Nam ngừng hoạt động tại 3 tỉnh Thừa Thiên Huế, Bà Rịa - Vũng Tàu và Lâm Đồng do không nằm trong các tỉnh, thành được phép hoạt động thí điểm. 

Như vậy, sau Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Grab tiếp tục hoạt động chui tại Biên Hoà, Lâm Đồng, Thừa Thiên Huế và Bà Rịa Vũng Tàu dù trong đề án không có tên là địa phương được thí điểm.

Mang vấn đề Grab có đủ điều kiện khi kinh doanh tại địa phương chưa được cấp phép thí điểm hay không đến ông Trịnh Tuấn Liêm, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Đồng Nai cho biết đang bận họp và đề nghị liên hệ ông Dương Văn Đông - Phó giám đốc phụ trách lĩnh vực. Tuy nhiên, hiện cả đại diện lãnh đạo Sở và Grab vẫn chưa có phản hồi.

Uber âm thầm phát triển dịch vụ tại Bình Dương và Đồng Nai
Uber âm thầm phát triển dịch vụ tại Bình Dương và Đồng Nai

Tại hai thành phố trên, giá cước trên ứng dụng dựa trên ước tính, khách hàng sẽ phải trả cước phí theo đồng hồ và giá cước của hãng taxi đang chuyên chở, giá cước taxi tại khu vực dao động từ 11.000 – 14.500 đồng/km cho loại hình 4 chỗ và 14.000 -16.500 đồng/km cho loại hình 7 chỗ. Riêng Uber hiển thị cước theo ứng dụng nhưng thay đổi theo giờ cao điểm thấp điểm riêng khiến giá biến động tùy theo chuyến đi.

Grab cho rằng đang nhầm lẫn khái niệm?

Trước thông tin Grab cung cấp dịch vụ tại Lâm Đồng, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Thừa Thiên Huế, liên hệ với đại diện truyền thông của công ty trong thời gian qua, hầu như không có bất kỳ thông tin nào được hồi đáp.

Tuy nhiên, trong ngày hôm qua 13/1, thông báo của Grab Việt Nam do bà Nguyễn Thu An - Giám đốc Truyền thông Grab Việt Nam phân trần rằng dịch vụ GrabTaxi không can thiệp vào giá cước cũng như cách vận hành, quản lý xe và tài xế của các đơn vị taxi. Giá cước hiển thị trên ứng dụng Grab chỉ là ước tính để hành khách tham khảo, căn cứ trên giá cước của các đơn vị taxi và dự kiến quãng đường di chuyển. Khách hàng vẫn trả số cước được hiển thị trên đồng hồ tính cước của xe taxi, theo đúng quy định tại Điều 6 Nghị định 86/2014/NĐ- CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. 

“Tuy nhiên, trong thời gian qua, trên các phương tiện thông tin truyền thông đã phản ánh những thông tin sai lệch về bản chất của dịch vụ GrabTaxi, gây hiểu nhầm rằng GrabTaxi là một dịch vụ thuộc Đề án thí điểm theo Quyết định số 24/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải và không được phép triển khai ngoài phạm vi thí điểm”, thông báo viết.

Mặc dù vậy, ghi nhận thực tế (ảnh chụp màn hình) tình trạng đặt xe tại các tỉnh như Đồng Nai và Bình Dương trong những ngày cuối năm 2017 và đầu năm 2018, Uber hiện đã có mặt tại TP. Biên Hòa, huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai), và khu vực TX Thuận An, TP. Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương). Trong khi đó, Grab đã hiện diện tại TP. Biên Hòa và TP. Vũng Tàu từ 11/12/2017. Hai ứng dụng cũng tung ra nhiều chương trình khuyến mãi để thu hút khách đi lại tại các thị trường mới này.

Các dịch vụ mà hai ứng dụng này cung cấp bao gồm dịch vụ UberMoto/UberX/Uber Black cho ứng dụng Uber và GrabBike/Grabtaxi 4 chỗ/Grabtaxi 7 chỗ cho ứng dụng Grab. Tại Biên Hòa (Đồng Nai) còn có cả hình thức GrabCar (hình thức trong đề án thí điểm tại 5 tỉnh/thành) được cung cấp? Người viết đã liên hệ với đại diện truyền thông Grab và hiện chưa có phản hồi.

Trước đó, theo văn bản của Bộ GTVT, Công ty GrabTaxi Việt Nam không được triển khai ứng dụng công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách bằng xe ôtô theo hợp đồng (hợp đồng điện tử) tại 3 tỉnh là Thừa Thiên Huế, Bà Rịa - Vũng Tàu và Lâm Đồng. Bộ cũng yêu cầu GrabTaxi không được làm việc trực tiếp với lái xe taxi khi chưa có sự đồng ý của đơn vị kinh doanh vận tải và Sở GTVT tại địa phương. Bộ GTVT cũng yêu cầu 3 Sở GTVT các tỉnh nêu trên chỉ đạo lực lượng thanh tra phối hợp với lực lượng công an tiếp tục kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy định hiện hành và báo cáo Bộ GTVT trước ngày 25/1/2018.

MINH ĐỊNH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement