Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giới đầu tư mua mạnh nhóm cổ phiếu công nghệ

Chứng khoán

01/02/2022 11:09

Phố Wall tăng vọt trong phiên ngày thứ Hai (31/1), nhưng khép lại tháng 1 đầy khó khăn do cổ phiếu công nghệ lao dốc.

Chỉ số S&P 500 tăng 1,89% trong phiên này, nhưng tổng cộng vẫn mất 5,3% trong tháng 1/2022, tháng giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2020.

Còn chỉ số Dow Jones tăng 1,2% và giảm 3,3% trong tháng.

Phiên này, các ông lớn như Apple tăng hơn 2,6%, Microsoft nhích 0,9%, Meta (Facebook) tăng hơn 3,8%, Amazon vọt gần 4% đã góp phần lớn thúc đẩy Nasdaq Composite tăng vọt 3,41%, nhưng đã đã lao dốc 8,9% trong tháng 1/2022, đánh dấu tháng giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2020.

Nhóm cổ phiếu công nghệ là một trong số những nhóm bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong tháng, khi nhà đầu tư lo ngại kế hoạch tăng lãi suất sẽ khiến mức định giá bị quá cao và làm tăng chi phí hoạt động.

Trong đó, đáng kể như cổ phiếu Netflix giảm gần 30% trong tháng này và Spotify sụt 16%.

Đáng chú ý, cổ phiếu Tesla, vốn đã giảm 11% trong tháng 01/2022, đã tăng 10,7% vào ngày thứ Hai sau khi Credit Suisse nâng hạng cổ phiếu nhà sản xuất xe ô tô điện lên “vượt trội”.

Ở những nơi khác, cổ phiếu Boeing phiên này tăng 5,1%, sau khi nhận được đơn đặt hàng từ Qatar Airways đối với phiên bản chuyên chở hàng hóa mới của máy bay chở khách 777X và đơn đặt hàng tạm thời đối với máy bay phản lực 737 MAX.

Kết thúc phiên 31/1, chỉ số Dow Jones tăng 406,39 điểm ( 1,17%), lên 35.131,86 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 83,70 điểm ( 1,89%), lên 4.515,55 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 469,31 điểm ( 3,41%), lên 14.239,88 điểm.

Chứng khoán châu Âu tăng trong phiên ngày thứ Hai, khi cổ phiếu công nghệ hồi phục từ mức thấp nhất trong 8 tháng, mặc dù lo ngại về thắt chặt chính sách, lạm phát và căng thẳng địa chính trị đã khiến STOXX 600 đánh dấu tháng tồi tệ nhất kể từ cuối năm 2020.

Chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu tăng 0,7%, với cổ phiếu công nghệ tăng 3,5%. Nhưng chỉ số này đã mất 3,9% trong tháng 1 vừa qua.

Trong đó, nhóm cổ phiếu công nghệ đã giảm 12% trong tháng 1/2022, tháng tồi tệ nhất kể từ đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, khi các nhà đầu tư dự báo thu nhập tương lai của lĩnh vực này sẽ sụt giảm mạnh do lãi suất cho vay cao hơn.

Lo ngại về nguồn cung cấp khí đốt cho Tây Âu vẫn tồn tại, khi Anh cảnh báo rằng "rất có thể" sẽ có chiến tranh ở Ukraine và người đứng đầu NATO cho biết lục địa này cần phải đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng của mình.

Trọng tâm hướng sự chú ý sẽ là các cuộc họp của Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ngân hàng Anh vào thứ Năm, dự kiến ​​sẽ cung cấp manh mối cho các đường lối chính sách của họ sau khi giọng điệu diều hâu của Fed vào tuần trước dẫn đến sự thay đổi trên khắp các thị trường.

Kết thúc phiên 31/1, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 1,70 điểm (-0,02%), xuống 7.464,37 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 152,25 điểm ( 0,99%), lên 15.471,20 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp tăng 33,32 điểm ( 0,48%), lên 6.999,20 điểm.

Tại châu Á chứng khoán Nhật Bản tăng nhờ nhóm cổ phiếu công nghệ, sau khi Thủ tướng nước này cho biết ông hiện không xem xét ban bố tình trạng khẩn cấp mới.

Chứng khoán Trung Quốc nghỉ giao dịch dịp năm mới Nhâm Dần.

Chứng khoán Hồng Kông tăng, với các cổ phiếu công nghệ tăng dẫn đầu, trước những ngày nghỉ lễ của thành phố trong hầu hết tuần.

Chứng khoán Hàn Quốc nghỉ giao dịch dịp năm mới âm lịch.

Kết thúc phiên 31/1: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 284,64 điểm ( 1,07%), lên 27.001,98 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 252,18 điểm ( 1,07%), lên 23.820,26 điểm.

Giá vàng thế giới phiên ngày thứ Hai tăng nhẹ, khi lực mua có phần thắng thế, bất chấp chứng khoán nhiều nơi tăng mạnh đã kéo dòng tiền rời bỏ kim loại quý.

Theo giới phân tích, vàng “sẽ được hưởng lợi chính" trong cuộc chiến chống lạm phát cao kéo dài 4 thập kỷ của Fed. Các tài sản khác có triển vọng tương tự là trái phiếu dài hạn của Bộ Tài chính Mỹ và Bitcoin. Trong khi đó, thị trường chứng khoán Mỹ có thể đảo ngược đáng kể của mức tăng năm 2021.

Kết thúc phiên 31/1, giá vàng giao ngay tăng 5 USD lên 1.796,6 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 3 tăng hơn 1 USD lên 1.797,2 USD/ounce.

Giá dầu thô tiếp tục tăng mạnh trong bối cảnh căng thẳng xung quanh biên giới Ukraine chưa thấy lối thoát.

Ngoài ra, nguồn cung thắt chặt trong khi nhu cầu tăng cao bởi hoạt động mở cửa trở lại từ nhiều nền kinh tế cũng góp phần thúc đẩy giá dầu leo cao.

Kết thúc phiên 28/1, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ WTI tăng 1,33 USD ( 1,51%), lên 88,15 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 1,18 USD ( 1,29%), lên 91,21 USD/thùng.

LẠC NHẠN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement