Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giao thương Việt Nam-Mexico tăng trưởng mạnh khi 77% dòng thuế được xóa bỏ

Vĩ mô

31/08/2019 14:53

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Mexico trong 7 tháng đầu năm 2019 đạt 1,57 tỷ USD, tăng 23,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Mexico đã và đang phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực khi hiệp định CPTPP có hiệu lực và giao thương hai nước có nhiều lợi thế về miễn giảm thuế quan.

Mexico là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh sau Brazil và Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mexico tại châu Á-Thái Bình Dương.

Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đạt 2,24 tỷ USD. Các sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam sang Mexico là điện thoại, giày dép, máy tính, hàng dệt may.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Mexico trong 7 tháng đầu năm 2019 đạt 1,57 tỷ USD, tăng 23,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, nhóm điện thoại các loại và linh kiện có kim ngạch tăng đột biến với 367,33% so với cùng kỳ đạt 232,64 triệu USD.

Mexico xóa bỏ 77% số dòng thuế hàng xuất nhập khẩu Việt Nam. 
Mexico xóa bỏ 77% số dòng thuế hàng xuất nhập khẩu Việt Nam. 

Tiếp đến là nhóm máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác tăng 40,91% đạt 128,45 triệu USD; Phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 36,31% đạt 65,40 triệu USD; cao su tăng 50,45% về lượng đạt 2,15 ngàn tấn và tăng 36,82% về trị giá đạt 2,84 triệu USD.

Hầu hết các mặt hàng xuất đi trong giai đoạn này đều có kim ngạch tăng trưởng.

Tuy vậy, nhóm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện có thị phần lớn nhất chiếm 32,82% kim ngạch xuất khẩu, đạt 518,39 triệu USD nhưng lại sụt giảm nhẹ 9,54% so với cùng kỳ. Cà phê cũng giảm 71,37% về lượng đạt 6,19 ngàn tấn và giảm 75,12% về trị giá đạt 9,28 triệu USD.

Hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Mexico 7 Tháng/2019

Mặt hàng

7 tháng năm 2019

/- so với cùng kỳ 2018 (%)*

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Tổng

 

1.579.529.139

 

23,30

Hàng thủy sản

 

70.146.819

 

14,35

Cà phê

6.198

9.289.586

-71,37

-75,12

Sản phẩm từ chất dẻo

 

9.894.385

 

17,97

Cao su

2.150

2.840.983

50,45

36,82

Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù

 

8.001.201

 

11,26

Gỗ và sản phẩm gỗ

 

9.904.618

 

29,54

Hàng dệt, may

 

69.512.507

 

28,28

Giày dép các loại

 

178.264.576

 

12,03

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

 

518.399.319

 

-9,54

Điện thoại các loại và linh kiện

 

232.648.386

 

367,33

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

 

128.458.348

 

40,91

Phương tiện vận tải và phụ tùng

 

65.404.280

 

36,31

Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận

 

22.591.104

 

24,28

Hàng hóa khác

 

254.173.029

   

Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2018 đạt 3,35 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2017. Trong vòng 5 năm, kim ngạch thương mại song phương đã tăng gấp 2,6 lần.

Đặc biệt, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký kết và có hiệu lực đã đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam và Mexico có thỏa thuận thương mại tự do, mở ra một “chân trời kinh doanh” mới cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước.

Với CPTPP, Mexico cam kết xóa bỏ 77% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực, tương đương 36,5% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam và sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 98% số dòng thuế vào năm thứ 10 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.

Hàng năm Mexico nhập khẩu khoảng 351 triệu USD cá đông lạnh. Mexico là một thị trường dễ tính với dân số đông, sức tiêu thụ mạnh, yếu tố về giá mang tính quyết định. Đối với mặt hàng cá đông lạnh, hiện Việt Nam đang là nước xuất khẩu lớn thứ 2 sau Trung Quốc.

Ngoài ra, hàng năm Mexico nhập khẩu khoảng 1,8 tỷ USD hàng dệt may và 1,1 tỷ USD hàng giày dép. Trong những năm qua, Việt Nam xuất khẩu sang Mexico trên 100 triệu USD hàng dệt may, chiếm thị phần khoảng 6,5%.

Về giày dép, thị phần của Việt Nam chiếm khoảng 30% với đối thủ cạnh tranh chính là Trung Quốc (chiếm 35% thị phần). Hàng dệt may được Mexico xóa bỏ thuế theo lộ trình và về 0% vào năm thứ 16. Hàng da giày được Mexico xóa bỏ thuế theo lộ trình và về 0% vào năm thứ 12.

VIÊN VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement