Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giao dịch bất động sản ảm đạm, báo hiệu vẫn chưa hết khó khăn

Trong năm 2023, nguồn cung bất động sản tiếp tục hạn chế, thị trường giao dịch trầm lắng, tỷ trọng tồn kho chủ yếu ở phân khúc bất động sản nhà ở riêng lẻ và đất nền của các dự án.

Giao dịch nhà đất giảm về cuối năm

Theo số liệu tổng kết năm 2023 của Bộ Xây dựng, 6 tháng cuối năm, thị trường bất động sản đã có những tín hiệu tích cực hơn so với nửa đầu năm 2023. Lượng tìm kiếm giao dịch các phân khúc đất nền, chung cư có sự phục hồi tốt và nguồn cung từ các dự án mới, giao dịch xuất hiện ngày càng nhiều.

Tuy nhiên, đến hết quý 4/2023, nguồn cung bất động sản tiếp tục hạn chế tại tất cả phân khúc, tồn kho chủ yếu vẫn tập trung ở phân khúc đất nền và nhà ở riêng lẻ. Do nguồn cung căn hộ những năm gần đây khan hiếm đã kéo giá liên tục tăng cao khiến cho cung - cầu chưa gặp nhau.

Báo cáo cũng cho thấy, có 53/63 địa phương cập nhật số liệu với lượng hàng tồn kho bất động sản tại các dự án vào khoảng 16.315 căn. Con số này bao gồm cả chung cư, nhà ở riêng lẻ và đất nền, trong đó chung cư 2.826 căn, nhà ở riêng lẻ 5.173 căn và dẫn đầu là đất nền với 8.316 sản phẩm tồn kho. 

Giao dịch bất động sản ảm đạm, báo hiệu vẫn chưa hết khó khăn- Ảnh 1.

Ở chiều tích cực, số lượng tồn kho tăng có thể do doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển số lượng dự án và với doanh nghiệp có dòng tiền tốt thì tồn kho như là “của để dành”. Ảnh Vnbusiness

Hiện lượng tồn kho thuộc phân khúc nhà chung cư trong quý 4/2023 chỉ bằng khoảng 88,42% so với quý 3/2023. Tương tự, lượng tồn kho thuộc phân khúc nhà ở riêng lẻ bằng khoảng 78,93%. Riêng lượng tồn kho thuộc phân khúc đất nền tăng 15,66% so với quý 3. 

Nhìn chung, tổng số tồn kho bất động sản vẫn đang giảm dần. Lượng giao dịch trong phân khúc đất nền, căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong quý 4 giảm với quý 3/2023. Cụ thể, trong quý 4/2023 có 81.476 giao dịch đất nền, bằng khoảng 89,26% so với quý 3/2023.

Đối với giao dịch căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong quý 4/2023 có 27.590 giao dịch căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ, bằng khoảng 92,82% so với quý 3/2023.

Trao đổi với báo giới, ông Trương Hiền Phương, Giám đốc Chứng khoán KIS Việt Nam thông tin tồn kho ở lĩnh vực bất động sản cần được nhìn nhận cả hai mặt. 

Ở chiều tích cực, số lượng tồn kho tăng có thể do doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển số lượng dự án và với doanh nghiệp có dòng tiền tốt thì tồn kho như là "của để dành". Tuy nhiên vị chuyên gia lưu ý, lượng tồn kho còn chủ yếu do khó khăn về pháp lý, thanh khoản kém, nhu cầu mua sụt giảm. 

Trong khi hàng tung ra thị trường không bán được, dòng vốn tiếp cận từ tín dụng hạn chế, trái phiếu doanh nghiệp khó huy động, đều là những khó khăn lớn cho thị trường bất động sản Việt Nam thời gian qua. 

Bộ Xây dựng cho biết, nguồn cung bất động sản của dự án nhà ở thương mại, dự án đầu tư xây dựng hạ tầng để chuyển nhượng quyền sử dụng đất xây dựng nhà ở có sự chuyển biến theo xu hướng tăng ở quý cuối của năm 2023.

Số lượng dự án nhà ở thương mại đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai bằng 104,26% so với quý 3/2023. Số lượng dự án nhà ở thương mại hoàn thành trong quý 4 bằng 119,05% so với quý 3/2023.

Bên cạnh đó, số lượng dự án đầu tư xây dựng hạ tầng để chuyển nhượng quyền sử dụng đất xây dựng nhà ở hoàn thành bằng 188% so với quý 3/2023 và số lượng dự án nhà ở thương mại được cấp phép xây dựng mới trong quý 4 nhiều hơn so với quý 3/2023 (trong quý 4 có 20 dự án, trong quý 3 có 15 dự án).

Tuy nhiên, về tổng thể thì nguồn cung bất động sản trong năm 2023 còn hạn chế so với năm 2022.

Giao dịch bất động sản ảm đạm, báo hiệu vẫn chưa hết khó khăn- Ảnh 2.

Lượng tồn kho bất động sản năm 2023 hơn 11.000 căn chung cư và đất nền.

Vẫn chưa hết khó khăn

Theo các chuyên gia, thị trường bất động sản vẫn tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức và tiếp tục trầm lắng, trong đó vướng mắc nhất là về các thủ tục pháp lý. 

Các đơn vị quản lý nhà nước cần xem xét, điều chỉnh mạnh mẽ quy định về pháp lý dự án hiệu quả hơn. Đặc biệt là đối với các nội dung liên quan tới sửa đổi Luật Đầu tư, Luật Đất đai. Có như vậy mới giúp khơi thông nguồn lực đầu tư cho các dự án, giải quyết bài toán cung - cầu thị trường và hạn chế lượng hàng tồn kho tăng cao. Bên cạnh đó, giải quyết vướng mắc cho các dự án xây dựng dở dang giúp giúp chủ đầu tư lưu thông dòng vốn.

Đánh giá của các chuyên gia cũng cho thấy, thị trường thiếu hụt nguồn cung ở các phân khúc đặc biệt là nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá rẻ. Nói về nhu cầu ở thực hiện nay của người dân lao động, trên Doanh nghiệp Hội nhập, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, nhu cầu của người dân tập trung 70% vào phân khúc nhà ở bình dân và nhà ở xã hội. 

Do vậy, nguồn cung trong thời gian tới cần phát triển cân đối, gia tăng nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội, nhà ở công nhân để phục vụ nhu cầu. Ở góc độ thận trọng hơn, ông Thịnh cho rằng, cần thời gian nhất định để các bộ luật mới thẩm thấu vào thị trường, kinh tế năm 2024 và tâm lý người mua nhà. 

Do đó, còn sớm để nói đến sự phục hồi và tăng trưởng của bất động sản và năm 2024 mới chỉ bắt đầu chu kỳ "đảo chiều" của thị trường này. Đây là điểm kết thúc chu kỳ "đi xuống" của bất động sản và nhiều khả năng sẽ vào giai đoạn "đi ngang" và khó có sự tăng trưởng đột phá.

(Tổng hợp)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement