Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giải pháp gỡ khó cho ngân hàng phát hành trái phiếu

Ngân hàng

14/04/2023 11:39

Đầu năm 2023 đến nay, hoạt động phát hành trái phiếu của ngân hàng thương mại "đóng băng" do vướng các quy định. Để thúc đẩy ngân hàng phát hành trái phiếu, các chuyên gia đề xuất không nên áp dụng chung quy định phát hành trái phiếu cho doanh nghiệp và ngân hàng.

Theo thống kê Hiệp hội Thị trường trái phiếu, trong tháng 3/2023, có 11 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) với tổng giá trị phát hành đạt 26.425 tỷ đồng, tăng gấp 13,2 lần tổng khối lượng phát hành của tháng 2/2023.

Đáng chú ý, hơn 88,6% lượng TPDN phát hành mới là của doanh nghiệp bất động sản (BĐS), trong khi nhóm ngân hàng vẫn tiếp tục vắng bóng.

Một trong những lý do khiến cho hoạt động phát hành trái phiếu của ngân hàng trở nên trầm lắng từ đầu năm đến nay, theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), là vướng các quy định của Nghị định 65/2022/NĐ-CP.

Giải pháp gỡ khó cho ngân hàng phát hành trái phiếu  - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Để thúc đẩy ngân hàng phát hành trái phiếu, các chuyên gia đề xuất không nên áp dụng chung quy định phát hành trái phiếu cho doanh nghiệp và ngân hàng.

Ông Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân - Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội nhận định: "Bản chất ngân hàng thương mại thì tính minh bạch của họ cao hơn các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác. Vì vậy, trong các loại rủi ro thì trái phiếu ngân hàng có độ rủi ro thấp vì nó có cơ quan chuyên ngành kiểm soát", theo Vnbusiness.

Đồng tình, TS. Võ Trí Thành, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng, ngân hàng có hệ thống giám sát quản lý tương đối chuẩn chỉnh. Việc quy định điều kiện các TCTD phát hành trái phiếu riêng lẻ như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác là chưa phù hợp với đặc thù của các TCTD.

"Tất nhiên là làm kinh doanh bao giờ cũng có rủi ro, nhưng những rủi ro này nằm trong tính toán, giám sát của hệ thống nên không đáng lo ngại như doanh nghiệp khác", ông Thành nói.

Tổng giám đốc OCB Nguyễn Đình Tùng thừa nhận, quy định trên đang gây khó khăn cho hoạt động phát hành trái phiếu của các ngân hàng. Ông cho biết, bản thân hệ thống ngân hàng được quản lý rất chặt chẽ bởi nhiều chỉ số, công cụ. Với doanh nghiệp chỉ cần đầu tư lĩnh vực gì không trái pháp luật, còn đối với ngân hàng không những việc cho vay phải đúng quy định pháp luật mà còn phải đảm bảo an toàn vốn. Việc này được Ngân hàng Nhà nước giám sát thanh tra thường xuyên thông qua các chỉ số an toàn cũng như thanh tra trực tiếp.

"Trong khi ngành ngân hàng đang tìm giải pháp tháo gỡ cho thị trường TPDN thì chính các ngân hàng đang mắc kẹt với quy định về thị trường này. Do vậy, cần thiết phải gỡ vướng cho các ngân hàng", ông Tùng bày tỏ.

Để kịp thời tháo gỡ vướng mắc cho các TCTD, mới đây, VNBA đã có văn bản đề nghị Chính phủ xem xét sửa đổi quy định tại Nghị định 65 theo hướng TCTD không phải thực hiện việc báo cáo về tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu đối với trái phiếu còn dư nợ để công bố thông tin định kỳ, cũng như làm căn cứ phát hành các đợt trái phiếu mới.

Trong thời gian chưa thực hiện kiểm toán được, đề nghị Chính phủ cho phép các TCTD được tạm hoãn thực hiện quy định đến hết ngày 30/6/2023 về việc công bố thông tin định kỳ báo cáo về tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu đối với trái phiếu còn dư nợ được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán để các TCTD có thời gian lựa chọn đơn vị kiểm toán.

Trước đó, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) đã có văn bản số 127 gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện Nghị định 65/2022/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.

Theo VNBA, các tổ chức tín dụng (TCTD) phát hành trái phiếu là để bổ sung nguồn vốn trung và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư của nền kinh tế… Đây là nguồn vốn cần thiết và quan trọng, hỗ trợ các TCTD có đủ vốn để đầu tư cho các doanh nghiệp và nền kinh tế trong bối cảnh mấy năm gần đây, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn thấp hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng và thực tế bình quân hàng năm các TCTD phát hành trái phiếu chiếm tỷ lệ từ 30-35% tổng trái phiếu doanh nghiệp phát hành. Cá biệt năm 2022, Hiệp hội cho biết, tỷ lệ này lên đến 59% tổng khối lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành.

VNBA cũng phân tích, một số điều tại các Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế dẫn đến các TCTD không thể phát hành trái phiếu riêng lẻ bổ sung nguồn vốn trung, dài hạn trong năm 2023.

Để kịp thời tháo gỡ vướng mắc cho các TCTD, Hiệp hội Ngân hàng đề nghị Chính phủ xem xét sửa đổi quy định tại Nghị định 65 theo hướng TCTD không phải thực hiện việc báo cáo về tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu đối với trái phiếu còn dư nợ để công bố thông tin định kỳ, cũng như làm căn cứ phát hành các đợt trái phiếu mới, theo TPO.

Trong thời gian chưa thực hiện kiểm toán được, đề nghị Chính phủ cho phép các TCTD được tạm hoãn thực hiện quy định đến hết ngày 30/6/2023 về việc công bố thông tin định kỳ Báo cáo về tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu đối với trái phiếu còn dư nợ được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán để các TCTD có thời gian lựa chọn đơn vị kiểm toán.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement