Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giải ngân vốn đầu tư công chậm, Bộ Tài chính hối thúc đẩy nhanh tiến độ

Chính sách - Hạ tầng

29/06/2023 17:59

Dù tăng tốc so với nhiều năm nhưng nửa đầu năm 2023, tỷ lệ giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài ở các bộ, ngành vẫn chậm, đạt khoảng 27,2% kế hoạch.

Theo Bộ Tài chính, 6 tháng đầu năm 2023, tỷ lệ giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài của các Bộ ngành đạt 27,2% (tương đương 3.225 tỷ đồng).

Hiện mới có 5/11 Bộ, ngành có giải ngân gồm: Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam (47,42%), Bộ Giao thông vận tải (30,97%), Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (30,56%), Bộ Tài nguyên và môi trường (4,19%), Bộ Giáo dục và đào tạo (5,26%).

Trong khi đó, với các địa phương, năm 2023, các địa phương được giao tổng kế hoạch vốn là 34.515 tỷ đồng. Tính đến 27/6, mới có 8/50 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 15%, 13/50 địa phương chưa giải ngân vốn ngân sách Trung ương cấp phát bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương.

Giải ngân vốn đầu tư công chậm, Bộ Tài chính hối thúc đẩy nhanh tiến độ - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Cũng theo số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), sau 6 tháng mới chỉ thực hiện đạt 33% kế hoạch vốn 2023, còn một khối lượng rất lớn trên 62% - 67% kế hoạch vốn cần thực hiện để đạt được mục tiêu giải ngân từ 95 - 100% kế hoạch vốn năm 2023.

Theo đại diện Bộ Tài chính, có bốn nguyên nhân khiến công tác giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài chậm nửa đầu năm nay.

Một là, dự án được bố trí vốn, hoàn thành thủ tục đầu tư nhưng chậm giải phóng mặt bằng, tái định cư; chưa hoàn tất ký kết hợp đồng tư vấn thiết kế; mới hoàn thành việc thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều kiện cho vay lại và ký kết hiệp định vay phụ, hợp đồng ủy quyền cho vay lại.

Hay vướng mắc, tranh chấp giữa nhà thầu và chủ đầu tư về giá trị trượt giá, khối lượng, giá trị cuối cùng cũng gây cản trở công tác giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài.

Hai là, dự án thực hiện các thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án, điều chỉnh hiệp định vay.

"Việc chậm điều chỉnh chủ trương đầu tư dẫn tới chậm ký kết hợp đồng do không đảm bảo nguồn vốn thực hiện, dẫn tới nhiều gói thầu chậm triển khai", đại diện Bộ Tài chính thông tin.

Ba là, vướng mắc do chậm nhận được ý kiến không phản đối của nhà tài trợ hoặc ý kiến chấp thuận của nhà tài trợ đối với hồ sơ mời thầu, hồ sơ có liên quan, hồ sơ xin ý kiến chưa đầy đủ và do cách thức tổ chức triển khai dự án. Các bên tổ chức trao đổi, tọa đàm nhưng vẫn cần tiếp tục xử lý, theo VnEconomy.

Các vướng mắc này thuộc trách nhiệm xử lý của ban quản lý dự án, cơ quan chủ quản dự án và các nhà tài trợ.

Bốn là, trong những tháng đầu năm, các bộ, ngành địa phương vẫn tập trung báo cáo chi tiêu, hoàn chứng từ đối với các khoản giải ngân từ kế hoạch vốn 2022.

Trước thực trạng giải ngân vốn đầu tư công còn chậm, Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng chỉ đạo các Bộ, ngành khẩn trương thực hiện các giải pháp trong phạm vi quản lý của mình và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, trong đó có nguồn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài với rất nhiều các giải pháp cụ thể.

Đồng thời, Bộ Tài chính cam kết tiếp tục phối hợp tháo gỡ khó khăn, quyết liệt thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin hơn nữa trong giải ngân vốn ODA, vay ưu đãi, thực hiện kiểm soát chi, xử lý đơn rút vốn tại Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước để đảm bảo đúng thời hạn quy định, không để tồn đọng hồ sơ mà không có lý do; Tiếp tục triển khai các đoàn đánh giá tình hình thực hiện, giải ngân, hoàn chứng từ, thanh quyết toán với các chủ dự án.

Các địa phương cần tiến hành rà soát, đánh giá chi tiết, cụ thể về khả năng giải ngân của từng dự án, điều chuyển kế hoạch vốn giữa các dự án chậm giải ngân sang các dự án có tiến độ giải ngân tốt, còn thiếu vốn, có văn bản đề xuất cắt, giảm, điều chuyển vốn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để phối hợp thực hiện, theo VTC News.

Còn Tổng Cục Thống kê đề xuất Nhà nước cần tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh toàn bộ hoạt động dự án đầu tư công từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án, hoàn thành, quyết toán bàn giao đưa vào sử dụng, ở các lĩnh vực gồm đất đai, bảo vệ môi trường, đấu thầu, xây dựng, tài nguyên và khoáng sản... vì một khâu chậm sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ dự án, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư, làm giảm động lực tăng trưởng.

Đồng thời, tăng cường phối hợp giữa các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương, đơn vị, bảo đảm hiệu quả, không để vướng mắc kéo dài không giải quyết, gây ách tắc, lãng phí nguồn lực vốn.

Lãnh đạo Bộ ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh phải trực tiếp phụ trách từng nhóm dự án cụ thể để kiểm tra đôn đốc kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, đẩy mạnh thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement