19/06/2018 16:25
Giá xuất khẩu lúa mì của Nga giảm
Giá xuất khẩu lúa mì của Nga giảm trong phiên giao dịch trầm lắng tuần trước, do giá lúa mì hợp đồng tham chiếu tại Chicago và Paris giảm.
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc đã tác động làm lúa mì hợp đồng tham chiếu tại Chicago và Paris giảm, kéo theo đó giá lúa mì xuất khẩu của Nga cũng giảm.
Công ty tư vấn nông nghiệp IKAR cho biết, giá lúa mì Nga vụ mới khu vực biển Đen đạt 203 USD/tấn FOB trong tuần kết thúc ngày 15/6, giảm 3 USD so với tuần trước đó.
SovEcon, công ty tư vấn khác có trụ sở tại Moscow cho biết, giá lúa mì giảm 3,5 USD xuống còn 202,5 USD/tấn.
Theo Vinanet, tính đến ngày 13/6, Nga đã xuất khẩu 50,5 triệu tấn ngũ cốc kể từ đầu niên vụ 2017/18 bắt đầu từ ngày 1/7, tăng 47% so với niên vụ trước đó, bao gồm 39 triệu tấn lúa mì.
Giá lúa mì loại 3 thị trường nội địa giảm 125 rup xuống còn 9.250 rup (146 USD/tấn) tại khu vực châu Âu của Nga, giá xuất xưởng, SovEcon cho biết.
Tính đến 6/6, Nga đã xuất khẩu 49,7 triệu tấn ngũ cốc kể từ đầu niên vụ 2017/18 bắt đầu từ ngày 1/7, tăng 47% so với niên vụ trước, bao gồm 38,5 triệu tấn lúa mì.
Dự kiến, xuất khẩu lúa mì, lúa mạch và ngô của Nga trong tháng 6/2018 sẽ đạt 3,1 triệu tấn so với 5,05 triệu tấn trong tháng 5/2018.
Giá lúa mì loại 3 thị trường nội địa giảm 25 rup xuống còn 9.375 rup/tấn (150 USD) tuần kết thúc ngày 8/6 tại khu vực châu Âu của Nga, giá xuất xưởng, SovEcon cho biết. Nguồn cung xuất xưởng không bao gồm chi phí giao hàng.
Theo NCDT, dựa trên các dự báo mới nhất, lúa mì Nga sẽ giành được khá nhiều thị phần tại châu Á trong thời gian tới, trong khi các nước Úc, Mỹ và Canada hứng chịu hậu quả của hạn hán.
Châu Á hiện chiếm 1/3 tổng lượng nhập khẩu lúa mì toàn cầu. Trong 10 năm qua, lượng nhập khẩu đã tăng gần gấp đôi do thu nhập bình quân đầu người gia tăng, kéo theo nhu cầu tiêu thụ mì sợi, bánh ngọt và bánh mì.
Tại Indonesia, sản lượng lúa mì nhập khẩu đã tăng gần gấp đôi trong 10 năm qua, biến nước này thành quốc gia nhập khẩu lúa mì lớn thứ nhì thế giới sau Ai Cập. Lượng nhập khẩu của Đông Nam Á được dự kiến tăng 30% từ đây cho tới năm 2020.
Tuy nhiên, năm nay các nhà cung cấp lúa mì truyền thống cho châu Á đều gặp vấn đề: sản lượng của Úc giảm mạnh nhất trong vòng 10 năm qua, sản lượng tại Mỹ đạt mức thấp nhất từ năm 2002 tới nay, còn sản lượng của Canada thì ghi nhận năm thứ 3 sụt giảm trong vòng 4 năm qua. Tại Mỹ, lượng lúa mì xuất khẩu được dự báo sẽ giảm 7,6%, còn Úc được dự kiến giảm khoảng 20%.
Benjamin Bodart, lãnh đạo hãng tư vấn CRM Agri-Commodities (Anh), nhận định: "Nga sẽ thắng lớn. Sản lượng của họ được dự kiến là cao kỷ lục, và họ cần phải tìm thị trường để xuất số lúa đó".
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp