Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giá xăng dầu khả năng giảm mạnh vào ngày 1/12

Giá cả hàng hóa

30/11/2022 08:47

Nhiều dự báo giá xăng dầu bán lẻ trong kỳ điều hành sắp tới (1/12) có thể giảm do giá dầu thế giới những ngày gần đây liên tục giảm.

Theo dữ liệu cập nhật của Bộ Công Thương đến ngày 24/11 cho thấy giá xăng trên thị trường Singapore có xu hướng giảm. Cụ thể, xăng A95 có giá 94 USD/thùng, xăng A92 là 89,2 USD/thùng, dầu diesel là 117 USD/thùng. 

Mức giá này cao hơn bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa kỳ điều hành giá ngày 21/10 - 11/11 (xăng RON 91 là 94,992 USD/thùng, xăng RON95 là 100,787 USD/thùng và dầu diesel là 129,525 USD/thùng).

Ngày 28/11, trên Oilprice giá dầu WTI của Mỹ giảm 0,03 USD, xuống còn 76,25 USD/thùng; dầu Brent giảm 0,05 USD, xuống 83,63 USD/thùng. Tính chung trong tuần trước, giá dầu Brent giảm 4,6%, dầu WTI giảm 4,7%.

Như vậy theo nhiều dự đoán giá xăng dầu trong nước sẽ giảm theo thị trường thế giới. 

Tại kỳ điều chỉnh trước đó, giá xăng RON95 giảm 80 đồng/lít; giá xăng E5 RON92 giảm 40 đồng/lít. Tương tự, giá dầu diesel giảm 180 đồng/lít, giá bán là 24.800 đồng/lít.

Liên bộ ngừng chi quỹ bình ổn giá, đồng thời trích lập quỹ bình ổn giá xăng dầu với xăng E5 RON 92 ở mức 250 đồng/lít, xăng RON 95 ở mức 200 đồng/lít, dầu diesel, dầu madut 300 đồng/lít (kg).

Giá dầu hiện đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ cuối tháng 12 năm ngoái. Các nhà lãnh đạo khu vực châu Âu vẫn đang gặp khó khăn trong việc thống nhất mức giá trần áp dụng đối với dầu của Nga, trong khi chỉ còn 1 tuần nữa lệnh cấm vận dầu Nga vận chuyển bằng đường biển sẽ có hiệu lực.

Mức trần đề xuất là khoảng 65-70 USD/thùng. Phạm vi đó đang cao hơn mức mà Nga đang bán chiết khấu trên thị trường và do đó, sẽ không giới hạn được dòng chảy dầu từ phía Nga. Với sản lượng dầu cao gần bằng thời điểm trước khi xung đột nổ ra hồi đầu tháng 2, nguồn thu từ dầu mỏ của Điện Kremlin vẫn chưa chịu thiệt hại quá nặng nề. Mức trần giá sẽ cần phải thấp hơn nhiều, và có thể không cao hơn mức 45 USD/thùng mà các nhà ngoại giao châu Âu bàn luận với các đối tác Mỹ.

Trong khi đó, nguồn cung ngắn hạn đang cho thấy vài dấu hiệu nhỉnh hơn so với nhu cầu. Ngoài ra, các nhà máy lọc dầu châu Âu đã nhận thấy tình trạng dư cung dầu thô ngắn hạn do các lo ngại về lệnh cấm của EU đối với dầu của Nga trước đó thúc đẩy lực mua, trong khi mức trần giá hiện tại vẫn đang được xem xét. Phí bảo hiểm của dầu thô Biển Bắc Forties so với dầu Brent đã đạt mức cao nhất mọi thời đại là 5,4 USD/thùng trong tháng 7, nhưng đã thu hẹp mạnh xuống chỉ còn 75 cent trong tuần này.

Thêm vào đó, bài toán nhu cầu tại Trung Quốc vẫn đang còn gặp nhiều thách thức khi những bất ổn liên quan tới dịch bệnh ngày càng leo thang, vẫn đang là yếu tố trở ngại chính tới giá dầu.

Tuy nhiên, trong dài hạn, các báo cáo hàng đầu vẫn đang cho thấy cán cân cung – cầu còn mong manh, nên trong trường hợp có các tác động từ mức giá trần khiến Nga trả đũa, hay việc Mỹ bổ sung dầu vào kho dự trữ, hoặc OPEC+ tiếp tục cắt giảm sâu sản lượng, giá có thể vẫn có động lực tăng mạnh trở lại.

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement