Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giá tiêu trong nước lẫn thế giới tiếp tục giảm

Giá cả hàng hóa

13/01/2022 06:49

Giá tiêu hôm nay ghi nhận xu hướng giảm tại một số địa phương trồng tiêu trọng điểm Tây Nguyên và Đông Nam bộ. Thị trường dao động 76.500 - 78.500 đồng/kg.

Cụ thể giá tiêu cao nhất ở ngưỡng 78.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 76.500 đồng/kg tại Gia Lai, Đồng Nai.

Giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo): 77.500 đồng/kg, Bình Phước: 77.500 đồng/kg.

Giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) giảm 33,35 Rupi/tạ, ở mức 41,300 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 12 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.

spices-5689d3013df78ccc1533efad.jpg

Theo báo cáo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA, đầu năm 22011 tại khu vực Nam Á, giá hồ tiêu Ấn Độ xu hướng giảm. Tiêu đen nội địa của quốc gia này giảm 4%, từ 7.012 xuống 6.747 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Kochi giảm tương ứng 4%, từ 7.280 xuống 7.015 USD/tấn.

Đầu năm 2022, dù theo ghi nhận tại các địa phương giá giảm 2.000 - 2.500 đồng/kg, nhưng VPA nhận định, giá tiêu nội địa Việt Nam tăng. Trong khi đó giá tiêu trắng của Việt Nam giao dịch trên thị trường quốc tế theo chiều ngược lại.

Cụ thể, giá tiêu đen trong nước tăng 1%, từ 3.464 USD/tấn lên 3.488 USD/tấn; tiêu trắng nội địa tăng 1%, từ 5.205 lên 5.238 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng TP Hồ Chí Minh trong khoảng 4.200 USD/tấn lên 4.218 USD/tấn với loại 500g/l; giá FOB tiêu trắng tại cảng TP Hồ Chí Minh giảm 1%, từ mức 6.260 USD/tấn xuống 6.200 USD/tấn.

Theo Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia, xuất khẩu hồ tiêu của Campuchia trong 11 tháng năm 2021 đạt 27.730 tấn, tăng 456,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu tiêu của nước này bao gồm cả hồ tiêu gắn chỉ dẫn địa lý (GI) mang nhãn hiệu Kampot và các giống tiêu không gắn GI.

Trong đó, Việt Nam là nước nhập khẩu nhiều nhất với 26.887 tấn, tiếp theo là Đức (497 tấn) và Thái Lan (180 tấn). Một lượng nhỏ hơn đã được xuất khẩu sang hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ khác.

Nghiên cứu của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) cho thấy, dù nông dân trồng hồ tiêu của Campuchia ít thâm canh so với nông dân Việt Nam, nhưng năng suất của họ luôn đứng đầu khu vực với 6,4 tấn/ha, còn năng suất trồng tiêu của Việt Nam chỉ bằng một nửa.

Khoảng 95% lượng hồ tiêu thu hoạch mỗi năm của Campuchia dành cho xuất khẩu, và 2 nước đang mua hồ tiêu của họ nhiều nhất là Việt Nam và Thái Lan.

Trong trung và dài hạn, ngành hồ tiêu Campuchia sẽ có những bước phát triển vượt bậc nhờ khả năng mở rộng diện tích, năng suất cao và quan trọng hơn là quốc gia này có đủ điều kiện sản xuất hồ tiêu theo hướng hữu cơ.

GS-TS Võ Tòng Xuân - chuyên gia nông nghiệp phân tích: Do hồ tiêu tại Campuchia phát triển sau Việt Nam nên nông dân tại đây học hỏi, đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong quy trình chọn giống, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản sản phẩm; sâu bệnh hại không nhiều, do đó cũng hạn chế được việc lạm dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học.

Cũng vì vậy mà nhiều khách hàng sẵn sàng mua tiêu của Campuchia với giá cao, đắt gấp 2-3 lần so với hạt tiêu Việt Nam.

Tín hiệu vui là với những nông dân nhiều năm gắn bó với cây tiêu, họ nhận ra rằng không thể "ăn xổi" mãi được nữa. Nhiều nơi bà con đã chú trọng chăm sóc vườn tiêu theo hướng an toàn, bền vững thông qua hình thức liên kết với một số doanh nghiệp xuất khẩu.

HẢI MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement