Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giá tiêu tăng thêm 500-1.000 đồng/kg

Giá cả hàng hóa

09/09/2021 07:15

Giá tiêu hôm nay 9/9 tiếp tục đà tăng thêm 500-1.000 đồng/kg tại các địa phương trồng tiêu trọng điểm Tây Nguyên và Đông Nam bộ. Thị trường tiêu dao động 75.500 - 79.500 đồng/kg.

Cụ thể giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng 79.500 đồng/kg; thấp nhất 75.500 đồng/kg tại Đồng Nai.

Giá tiêu Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) tăng 500 đồng/kg, dao động trong mức 77.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 76.500đồng/kg. Giá tiêu tại Bình Phước tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 77.500 đồng/kg.

Giá tiêu thế giới hôm nay ghi nhận tại sàn Kochi, Ấn Độ vẫn trong xu hướng đi ngang ở mức 41.300 rupee/tạ. 

6-1.jpg

Thông tin tích cực từ việc các địa phương phía Nam nới lỏng giãn cách xã hội để phát triển kinh tế đã ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu hồ tiêu. Mặt khác, các thương lái tích cực thu mua tiêu xuất bán sang Trung Quốc, phục vụ nhu cầu tăng cao dịp Quốc khánh quốc gia này đã đẩy giá tăng vọt 2 ngày qua.

Theo ước tính của Cục Xuất nhập khẩu, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam trong tháng 8 đạt 3.736 USD/tấn – mức cao nhất kể từ tháng 1/2018, tăng 3,4% so với tháng 7 và tăng mạnh 49% so với tháng 8/2020.

Tính chung 8 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hạt tiêu ước đạt trên 197 nghìn tấn, trị giá 654,6 triệu USD, giảm 2,3% về lượng, nhưng tăng 47,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Cục Xuất nhập khẩu dự báo xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với khó khăn trong thời gian tới.

Theo đó, xuất khẩu hạt tiêu sang các thị trường chính có xu hướng chậm lại hoặc giảm mạnh.

Hiện lượng hạt tiêu còn lại trong dân không nhiều, trong khi doanh nghiệp xuất khẩu cũng không mấy mặn mà do giá cước phí vận chuyển tăng "phi mã" và các biện pháp phòng chống dịch bệnh rất nghiêm ngặt.

Bộ Công Thương cho biết theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), chi phí logistics tăng cao, hồ tiêu Việt Nam đang đứng trước nguy cơ mất đi các thị trường nhập khẩu lớn.

Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu buộc phải chấp nhận tất cả rủi ro nhằm cố gắng giữ chân hai thị trường quan trọng này bằng cách cố gắng hạ tối đa lợi nhuận, thậm chí chấp nhận lỗ để giữ chân khách hàng.

Tuy nhiên, việc tăng giá cước phi mã, không có chiều hướng giảm thế này khiến các doanh nghiệp khó có thể trụ thêm được.

Đặc biệt hai năm vừa qua, tác động của dịch bệnh COVID-19 kéo dài đã khiến không ít doanh nghiệp kiệt quệ, trong khi đó hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính yếu, nguy cơ phải phá sản, giải thể doanh nghiệp là rất cao.

Năm 2020 biến đổi khí hậu diễn biến khá cực đoan khiến sản lượng tiêu của các nước xuất khẩu lớn như Việt Nam và Brazil giảm mạnh, không đáp ứng được nhu cầu thị trường dẫn đến sản lượng hạt tiêu trong năm 2021 có xu hướng giảm nhiều. Nguồn cung sụt giảm đã tác động lên giá hạt tiêu xuất khẩu.

Hiện cơ cấu chủng loại hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam có sự thay đổi khá lớn. Doanh nghiệp giảm xuất khẩu hạt tiêu thô, thay vào đó là các chủng loại đã qua sơ chế hoặc chế biến chuyên sâu. Ngoài ra, ngành hạt tiêu đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm nhằm phục vụ cho ngành sản xuất mỹ phẩm. Do vậy, giá trị hồ tiêu Việt Nam được nâng cao hơn.

HẢI MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement